Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Bà bầu tháng thứ mấy thì nên đi bộ?

Bà bầu tháng thứ mấy thì nên đi bộ?

Tác giả: Trần Thúy Hằng/12 Tháng Sáu 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Vì sao bà bầu nên đi bộ trong thời gian thai kỳ?

Đi bộ được coi là một trong những môn thể thao đơn giản, phù hợp với mọi mẹ bầu từ hình dáng, cân nặng, độ tuổi,… Không chỉ vậy, nó còn mang lại cho mẹ rất nhiều lợi ích:

Giúp mẹ có một cơ thể khỏe khoắn, vóc dáng thon gọn.
Cải thiện hệ tuần hoàn, tốt cho tim mạch.
Đem đến cho mẹ một giấc ngủ ngon.
Đốt cháy năng lượng dư thừa nên kiểm soát được cân nặng và chỉ số đường huyết, giúp mẹ ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật.
Giảm tình trạng táo bón, bệnh trĩ khi mang thai.
Cải thiện trí nhớ, khiến mẹ bầu tăng sự tự tin, vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan.
Củng cố sự chắc khỏe và độ co giãn của khung xương chậu, từ đó giúp mẹ dễ dàng vượt qua cuộc chuyển dạ.
Đi bộ còn giúp mẹ nhanh chóng lấy lại được vóc dáng và làm đẹp sau khi sinh.

Bà bầu tháng thứ mấy thì nên đi bộ?

 

Bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy?
Với những lợi ích tuyệt vời trên, chắc hẳn không mẹ bầu nào muốn bỏ qua môn thể thao này trong thai kỳ. Tuy nhiên, để tốt nhất, nên căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mình để bắt đầu thời điểm mà bà bầu nên đi bộ vào buổi sáng hay tối là hợp lý.

Nếu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, sức khỏe của mẹ ổn định, mẹ có thể bắt đầu bài tập đi bộ ở mức độ nhẹ trong những khoảng thời gian mát mẻ, đầu buổi sáng, cuối buổi chiều hoặc buổi tối.

Còn trong trường hợp ốm nghén làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, mẹ hãy bắt đầu đi bộ vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Lúc này vóc dáng của mẹ đã trở lên nặng nề hơn, khi đi bộ mẹ cần chú ý giữ thẳng lưng, bước từng bước chậm và chắc chắn.

Đối với 3 tháng cuối, mẹ vẫn có thể tiếp tục đi bộ cho tới gần ngày sinh miễn là sức khỏe cho phép. Nhưng mẹ nên tránh đi trên những con đường ngập nghềnh, đường dốc, trơn trượt vì nó có thể làm mẹ dễ ngã và nhanh bị mất sức.

Bà bầu đi bộ bao nhiêu là đủ?

Nếu bạn vẫn thường xuyên đi bộ trước khi mang thai thì hãy cố gắng duy trì bài tập đi bộ trong thai kì. Ngược lại, nếu bạn không mấy khi hoạt động thể dục trước khi có bầu, hãy bắt đầu với những bài đi bộ chậm rãi như đi chơi, đi dạo khoảng từ 20 - 30 phút mỗi ngày.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ trong thai kì, những mẹ bầu tập thể dục an toàn và vừa sức khoảng 30 phút hoặc nhiều hơn mỗi ngày, điển hình là đi bộ, sẽ dễ sinh và cũng gặp ít rủi ro hơn những mẹ bầu không có thói quen này, miễn là được sự đồng ý từ bác sĩ.

Những điều cần lưu ý đối với bà bầu khi đi bộ
Trong 3 tháng đầu thai kì

Giai đoạn bắt đầu này, bạn không cần phải thay đổi quá nhiều trong thói quen đi bộ bình thường. Bạn nên lưu ý đi giày thấp, vừa chân, cổ giày cao vừa đủ ôm và bảo vệ mắt cá chân và các ngón chân. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bảo vệ da với kem chống nắng dù là mùa nào đi nữa; riêng mùa hè nên đội mũ có vành để tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Đừng quên mang nước uống để tránh bị mất nước vì mất nước có thể gây co thắt và tăng nhiệt độ cơ thể, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Trong những ngày hè quá nắng gắt và oi ả cùng với độ ẩm không khí cao, thì mẹ bầu nên đi dạo nơi có xây cối xanh mát hoặc trong một khu trung tâm có điều hòa nhiệt độ, hoặc trên một máy chạy bộ ở phòng tập thể dục với tốc độ vừa phải.

Trong 3 tháng giữa thai kì

Mẹ bầu hãy tiếp tục đi bộ với giày mềm, bảo vệ da dưới ánh nắng và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bây giờ dáng đi của bạn bắt đầu nặng nề hơn, vì vậy phải chú ý đến tư thế đi bộ để tránh bị mỏi hoặc đau lưng. Khi bạn đi bộ, hãy giữ cằm thẳng, hướng nhìn về phía trước, giữ dáng người thẳng để trọng lượng cơ thể được chia đều chứ không dồn về lưng gây đau mỏi.

Bạn có thể rủ ai đó đi cùng để trò chuyện và có thêm động lực duy trì bài tập. Không nên đi bộ khi trời tối trừ những nơi có đèn thắp sáng vì nếu không bạn có nguy cơ vấp ngã khi không nhìn rõ đường mình đang đi.

Trong 3 tháng cuối thai kì

Hãy duy trì bài tập đi bộ đều đặn cho tới cuối thai kì nếu bạn có thể. Trong giai đoạn này, bạn nên tránh đi bộ trên những con đường mòn quá dài hoặc bất kì nơi nào có địa hình không bằng phẳng vì nó có thể làm bạn mất cân bằng, dễ ngã hoặc thấy quá sức.

Khi gần đến ngày sinh nở, bạn vẫn có thể đi bộ nếu muốn, nhưng hãy đi gần hay xung quanh nhà để cảm thấy an toàn hơn khi biết rằng bạn sẽ không gặp khó khăn để gọi người thân trong trường hợp khẩn cấp.

Số lượt xem (122)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.