Menu

Thư viện ảnh

Góc nhìn chuên gia

“Những kẻ lắm lời” trên sân cỏ!

26 Tháng Tư 2016

“Những kẻ lắm lời” trên sân cỏ!

Hãy xem “những kẻ lắm lời” bình luận về một ca sĩ có mái tóc nhuộm cùng bộ trang phục màu vàng: Ngày xưa có Bạch phát ma nữ, ngày nay có Kim Mao sư vương, vàng từ đầu tới đ...; về nhan sắc thì: “Mặt già quá, nhìn như bà ngoại ông Cao Thắng (một ca sĩ khác) chứ không phải vợ chồng hay tình nhân đâu”. Một nhân vật khác được đánh giá: “không mặc gì đã đẹp rồi, thêm quần áo vào lại càng tốt hơn”. Bằng ấy dẫn chứng có lẽ là đủ để chúng ta tự đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi: Vì sao Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử phải lập tức can thiệp, chấn chỉnh. 
 
Nhìn nhận một cách khách quan, sự kiện talk show “Những kẻ lắm lời” vừa khai sinh đã phải nhận “án tử” bắt nguồn từ “văn hóa chê” của một bộ phận dư luận xã hội - “người chê” không có sự cân nhắc khi phát ngôn còn “người bị chê” đương nhiên không thích thú gì khi nghe những điều chưa hẳn đã “trung ngôn” (nếu không muốn nói “ngoa ngôn”) nhưng chắc chắn “nghịch nhĩ”.



Về “văn hóa chê”, những ngày gần đây, tại giải bóng đá U21 quốc tế, Báo Thanh niên cũng “dậy sóng” xung quanh chuyện hai huấn luyện viên: Phạm Minh Đức (đội U21 Việt Nam) và Nguyễn Quốc Tuấn (đội U21 Hoàng Anh Gia Lai - HAGL) liên tục đăng đàn chê bai nhau. Thật khó tin là họ lại dành cho đồng nghiệp những ngôn từ nặng nề đến thế. Ông Tuấn tỏ ra khá “sâu sắc” khi nhận xét vị “tướng trẻ” bên kia chiến tuyến “làm gì biết đá bóng, bị HAGL sa thải như bỏ đi bó rau 500 đồng ngoài chợ”. Đáp lại, ông Đức cũng không hề “nông cạn” với khẳng định: kẻ nói xấu ông “đang làm ảnh hưởng đến hình ảnh đội bóng mà Chủ tịch CLB HAGL đang xây dựng: đàng hoàng, sạch sẽ và đề cao những người có đạo đức tốt”! Đấy rõ ràng không phải là lời nhận xét về chuyên môn sau một trận bóng trên sân cỏ (trước đó U21 Việt Nam để thua U21 HAGL trên chấm phạt đền ở bán kết).
 
Tuy nhiên, điều đáng để bàn là nếu những phát ngôn ở talk show “Những kẻ lắm lời” chỉ là để gây chú ý từ dư luận (dẫu người khai sinh ý tưởng này cho rằng đấy là “tính phản biện”) thì việc hai chiến lược gia trẻ tuổi không ngừng “ném đá” lẫn nhau lại bắt nguồn từ một nguyên nhân khác: khi cả hai còn theo nghiệp “quần đùi áo số” và cùng khoác áo một CLB, giữa họ có sự “bằng mặt mà không bằng lòng”. Song, họ đã chọn cách giải quyết “không giống ai”: không ngừng “đấu võ mồm” bất chấp thực tế cả hai đều là thầy dạy đá bóng. 
 
Ai đó đã từng lên tiếng thật chí lý rằng: chỉ mất 2 năm để học nói nhưng phải mất cả đời để học im lặng... nhưng dường như vẫn có không ít người, cả ở sân chơi showbiz lẫn sân cỏ Việt đều chưa thuộc câu danh ngôn này!

Theo thethaovietnam.vn


Print

Số lượt xem (559)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.