Menu

Thư viện ảnh

Góc nhìn chuên gia

Trượt băng đã đến... Việt Nam

12 Tháng Sáu 2014

Trượt băng là “đặc sản” của xứ lạnh, và những huyền thoại trượt băng nghệ thuật luôn thuộc về các nước phương Tây. Nhưng nhiều năm trở lại đây, các nước châu Á đã đầu tư không ít để phá bỏ thế “độc quyền” trong trượt băng nghệ thuật.

Trượt băng là “đặc sản” của xứ lạnh, và những huyền thoại trượt băng nghệ thuật luôn thuộc về các nước phương Tây. Nhưng nhiều năm trở lại đây, các nước châu Á đã đầu tư không ít để phá bỏ thế “độc quyền” trong trượt băng nghệ thuật.

 

Trượt băng đã đến... Việt Nam 

 

Tọa lạc trên tầng 3 - Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM, sau 6 tháng chuẩn bị và được sự hỗ trợ của chuyên gia kỹ thuật đến từ Mỹ, một sân trượt băng nghệ thuật có diện tích khá khiêm tốn, chỉ khoảng 425m2 (tiêu chuẩn quốc tế là khoảng 1.700m2). Giờ mở cửa từ 6h30 - 21h30, giá vé 50.000 đồng/1h25’ (bao gồm cả thuê giày chuyên dụng và hướng dẫn viên). Sân băng này đã gây ra một “cơn sốt” thực sự với rất nhiều người dân thành phố. Người ta có thể  thấy ở đây cả thanh niên, người già ai cũng hứng khởi tập luyện.

Theo chân mấy đứa em để “giải ngố”, thỏa cơn khát trượt băng, niềm mơ ước bấy lâu vì chỉ được thấy trên tivi, tôi mang giày chập chững ra sân băng. Cảm giác chới với, bồng bềnh xâm chiếm cơ thể.  Khá nhiều hướng dẫn viên đã có mặt để hướng dẫn cho những người còn chập chững. Họ lướt đến để nhắc nhở cột chặt dây giày và dìu những người mới đi lần đầu sang bên bức tường kính đối diện.

Chúng tôi vịn tay vào bức tường kính, cẩn trọng làm theo hướng dẫn của hai bạn: đặt chân theo hai đường thẳng song song, tập giữ thăng bằng trên băng. “Chỉ một hai buổi là quen chân, lướt dọc sân theo kiểu đơn giản khá tốt. Đừng lo!”, Minh Khôi, một hướng dẫn viên đã trấn an tôi như vậy. Sân băng buổi chiều giữa tuần không quá đông, hầu hết các bạn đều “lướt băng” khá thuần thục và không cần hướng dẫn viên đi kèm.

Đến sân băng không chỉ có giới trẻ, có cả nhiều gia đình mang cả con theo. Các bé vô cùng hào hứng trước sân băng trắng muốt và lạnh run người này (lạnh với người thành phố thôi, chứ sân băng nhân tạo thường có nhiệt độ không quá thấp).

Ông Hoàng Văn Anh, chủ nhiệm CLB Trượt băng, cho biết: “Toàn bộ vật liệu, trang thiết bị, giày trượt, gậy, bóng khúc côn cầu đều được nhập từ Mỹ. Đặc biệt, mặt sàn sân băng được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp cho cảm giác trượt như trên sân băng thật. Theo nhận xét của các nhà chuyên môn, loại băng này dính hơn băng nước đá 5% nên dễ đi và ngã ít đau hơn. Cách vài tiếng chúng tôi lại phun một chất dầu không độc hại tạo độ trơn và duy trì nhiệt độ 16 độC trên sân. Sắp tới CLB sẽ tiến hành mở thêm vài sân đáp ứng nhu cầu người dân thành phố”.

Khá nhiều bạn trẻ đang chơi patin giỏi cũng chuyển sang sân trượt băng. Nguyễn Văn Duy, một tay chơi patin đã tự tin thể hiện khả năng giữ thăng bằng trên mọi địa hình cho biết: “Sau gần mười ngày tập luyện trên sân băng nhân tạo, mình đã có thể biểu diễn những động tác riêng biệt dành cho trượt băng như xoay vòng, lướt trên một chân hay những động tác bay trên không.

 

Quang Minh

Theo tapchithethao.vn
 

Print

Số lượt xem (2794)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.