Menu

Thư viện ảnh

Góc nhìn chuên gia

Nishikori: Tay vợt vĩ đại nhất châu Á

13 Tháng Năm 2014

Kei Nishikori vừa trở thành tay vợt vĩ đại nhất châu Á khi anh mới 24 tuổi.

Nếu không bị chấn thương lưng hành hạ trong trận chung kết, Nishikori hoàn toàn có thể làm nên cuộc lật đổ ngoạn mục trước Nadal (bởi anh hoàn toàn vượt trội trong phần lớn thời gian của trận đấu cho tới khi hầu như không thể thi đấu một cách bình thường), thì lịch sử đã có thể trở nên huy hoàng hơn rất nhiều khi xưa nay chưa từng có một tay vợt châu Á nào vô địch Masters 1000.

Nhưng chưa cần tới chiến thắng trước Nadal, Nishikori đã trở thành người xuất sắc nhất của lịch sử quần vợt châu Á, dù cùng đứng thứ 9 trên bảng ATP như Paradorn Srichaphan (Thái Lan) đã từng làm 11 năm trước (5/2003).

Việc Nishikori vào tới chung kết Masters 1000 là điều Srichaphan cũng như bao tay vợt châu Á khác chưa từng làm được

 

Nishikori-Tay-vot-vi-dai-nhat-chau-A

Nishikori-niềm hy vọng của Châu Á

 

Vô địch ATP 500 trên mặt sân đất nện cũng là điều Srichaphan không thể thực hiện thành công mà nguyên do không chỉ vì cựu ngôi sao người Thái là một chuyên gia sân cỏ.

Đặc biệt, Nishikori còn vào tới tứ kết Grand Slam (Australian Open 2012) trong khi Srichaphan chỉ đi xa nhất là tới vòng bốn.

Và nếu như Srichaphan làm được điều đó năm 2003 khi 24 tuổi (cũng là xuất sắc), thì Nishikori đã vào tới vòng 4 US Open năm 2008 khi mới 19 tuổi sau khi đánh bại David Ferrer và Juan Monaco, rồi thua Del Potro.

Chính Nadal trong năm 2008 đã tiên liệu rằng Nishikori sau này đủ sức để chinh phục top 5 ATP sau khi cả hai chạm trán trên sân cỏ, nơi Nadal giành chiến thắng sau hai set nhưng phải mất gần hai giờ đồng hồ.

Ngày ấy (cũng như bây giờ), đôi khi nhiều người không tin những gì Nadal nói, không phải vì ngoại giao, mà bởi châu Á sản sinh ra các ngôi sao nữ đẳng cấp đã khó, tìm ra các ngôi sao nam còn khó bội phần.

Michael Chang là một người gốc Á (bố mẹ đến từ Đài Loan), nhưng được sinh ra và nuôi dưỡng ở Mỹ, được giáo dục và nuôi dưỡng ở một nền thể thao phát triển hàng đầu, và tài năng được trui rèn trong một môi trường tennis khi đó vẫn được coi là lý tưởng nhất thế giới. Thế nên, Michael Chang có chăng chỉ là một biểu tượng khuyến khích cho các tài năng châu Á trên khía cạnh tinh thần, rằng họ không nên tự ti với nhược điểm của vóc dáng.

Print

Số lượt xem (3252)/Bình luận (0)

Comments are only visible to subscribers.