Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Thể thao văn hóa và dân tộc

Ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của việc đăng cai tổ chức sự kiện thể thao quốc tế

25 Tháng Mười Hai 2021

Đăng cai tổ chức một sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa hay thể thao của khu vực và thế giới, được xem là làm tăng uy tín, vị thế của quốc gia đăng cai. Tuy nhiên, sự kiện đó lại tiêu tốn nhiều tiền của đối với quốc gia đăng cai.
Ví dụ Olympic Sochi 2014 là một kỳ Thế vận hội đắt nhất (tiêu tốn gần 50 tỷ USD). “Chính việc phải chạy đua với thời gian để hoàn tất các hạng mục đúng hạn đã dẫn đến việc vượt ngân sách”, theo như giải thích của các nhà tổ chức. Một cuộc thăm dò do Trung tâm Levada thực hiện cho thấy đa số những người được hỏi đều cho rằng, việc “vượt ngân sách” là do tham nhũng. Cách đây 7 năm, Tổng thống Nga đích thân vận động để Nga đăng cai Thế vận hội mùa Đông 2014. Khi đó, ước tính chi phí tổ chức thế vận hội này rơi vào khoảng 15 tỷ USD. Thế nhưng cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới đã đội mọi chi phí tổ chức thế vận hội gấp 4 lần so với dự toán ban đầu.
Đầu tư bất hợp lý do nguồn tài chính bắt buộc phải dồn vào để phục vụ cho mục đích xây mới hoặc cải tạo toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, địa điểm thi đấu, địa điểm nghỉ ngơi phục vụ các đội tuyển trong quãng thời gian sự kiện diễn ra. Điều này khiến quốc gia, hoặc thành phố đăng cai không thể hoàn thiện toàn bộ hệ thống phụ trợ hoặc hệ thống đường xá khu vực xung quanh địa điểm thi đấu. Đôi khi là việc dồn kinh phí xây dựng địa điểm thi đấu mới khiến cho kinh phí đầu tư cho trường học, bệnh viện, giao thông công cộng tạm hoãn.
Ngoài ra, việc xây dựng địa điểm thi đấu, cơ sở hạ tầng mới có thể tác động đến nơi ở của người dân, khiến họ phải chuyển sang địa điểm khác sinh sống do Chính phủ thu hồi đất. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này chính là sự kiện TVH Olympic Atlanta 1996, hơn 15000 người dân chịu vào cảnh di rời nơi ở để Chính phủ xây dựng SVĐ mới. Người dân chuyển sang địa điểm mới đã phải tốn một khoản kinh phí không hề nhỏ cho việc mua nhà mới cũng như tái thiết cuộc sống mà không nhận được một hỗ trợ đáng kể nào từ Chính phủ Hoa Kỳ.
Những ảnh hưởng tiêu cực của việc đăng cai tổ chức sự kiện thể thao có thể phần nào đấy khiến cho viễn cảnh “tổ chức không thành công” sự kiện thể thao sớm trở thành hiện thực. Các vấn đề về kinh tế, về xã hội, về môi trường, về cách thức quản lý… nếu như không được xem xét, tính toán cẩn thận đều có thể mang lại những hậu quả khá nghiêm trọng.
Ví dụ như một số quốc gia chủ nhà, một số thành phố đăng cai chỉ nhìn được cái lợi trước mắt mà mỗi một sự kiện thể thao quy mô lớn mang lại, mà không tính đến những cái nhìn về lâu dài, mang tính chiến lược, mang tính phát triển tương lai. Thành phố Montreal tổ chức TVH Olympic năm 1976 có tểh được xem như là một ví dụ điển hình. Sauk hi TVH Olympic Montreal 1976 kết thúc, chính quyền thành phố mất hơn 20 năm để giải quyết các vấn đề khủng hoảng tài chính mà sự kiện thể thao mang lại. Không thể phủ nhận được những nguồn thu đến từ du lịch, kinh tế, hệ thống bán lẻ… tuy nhiên, các nhà quản lý và quy hoạch thể thao của Montreal đã không tính đến khoản kinh phí vận hành, quản lý trước, xuyên suốt và sau sự kiện các địa điểm thi đấu, hệ thống SVĐ, nhà thi đấu đạt chuẩn quốc tế.
Hay như World Cup 2002, nếu như khi làm bản kế hoạch, các nhà quản lý thể thao Hàn Quốc và Nhật Bản hy vọng rằng sẽ khiến nền kinh tế của 2 quốc gia này phát triển mạnh hơn sau khi tổ chức sự kiện. Thì trên thực tế, nguồn lợi đến từ khách du lịch có tăng, nhưng không thực sự đáng kể. Ngoài ra, chi phí của người dân tại 2 quốc gia này cho hoạt động Bóng đá, và các hoạt động phụ trợ bên lề World Cup đều không đáng kể do đặc thù nét văn hóa và môn thể thao yêu thích của 2 quốc gia này là Bóng chày.
Không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của Chính phủ mỗi quốc gia trong việc xin đăng cai và tổ chức một sự kiện thể thao có quy mô quốc tế. Theo nghiên cứu và báo cáo của Công ty Kiểm toán và Tư vấn quốc tế Deloitte, vai trò của Chính phủ được thể hiện qua 5 vấn đề chính, gồm:
Bảo đảm tài chính
Vai trò đầu tiên của Chính phủ trong quá trình đăng cai và tổ chức sự kiện thể thao chính là tính đảm bảo của Chính phủ đấy trong vấn đề về tài chính. Vấn đề tài chính được đảm bảo đồng nghĩa với việc Chính phủ đấy hoàn toàn có khả năng xử lý các vấn đề liên quan đến kinh phí theo kế hoạch và kinh phí phát sinh trong quá trình vận động đăng cai và quá trình tổ chức.
Bảo đảm an ninh trong quá trình tổ chức
Một vấn đề quan trọng khác mà Chính phủ cần hết sức lưu tâm đấy chính là việc đảm bảo an ninh của sự kiện thể thao trong suốt quá trình tổ chức. Có một điều không thể phủ nhận rằng các sự kiện thể thao quy mô lớn được coi là hoạt động thể thao vô cùng quan trọng, thu hút sự quan tâm và chú ý lớn của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, chính vì lý do đấy mà các sự kiện thể thao này cũng dễ dàng trở thành mục tiêu của các phần tử khủng bố, các tổ chức chống đối… Chính phủ lúc này có vai trò hết sức cần thiết trong việc đảm bảo sự an toàn cho không những người dân, cho xã hội, mà còn cho từng VĐV, từng cá nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp tại sự kiện thể thao.
Sự hỗ trợ và tạo điều kiện đến từ mọi nhân tố trong quá trình tổ chức
Một phần của việc đăng cai tổ chức thành công một sự kiện thể thao chính là đòi hỏi sự đồng lòng và hỗ trợ hết sức từ nhiều nhân tố trong cộng đồng, trong xã hội. Và Chính phủ lúc này cũng đồng thời là “điểm kết nối” giữa các nhân tố, giữa các yếu tố quan trọng, giữa từng đối tác để cùng hướng tới một mục tiêu cuối cùng là tổ chức thành công sự kiện thể thao. Đóng vai trò là nhân tố quan trọng đầu tiên, Chính phủ lúc này phải thể hiện được sự hỗ trợ tuyệt đối trong quá trình đăng cai và tổ chức sự kiện thể thao. Bên cạnh đấy, Chính phủ còn cần phải đưa ra được những chiến lược, những chương trình, những hành động thu hút sự chú ý của các nhân tố khác, để các nhân tố này hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức thành công sự kiện thể thao.
Các nhân tố khác có thể kể đến như các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân, các nhà tài trợ, các công ty, đối tác truyền thông, đội ngũ VĐV, HLV, CĐV, tình nguyện viên…
Nguồn đầu tư và thu hút vốn đầu tư đa dạng
Các sự kiện thể thao quy mô lớn đòi hỏi sự đầu tư khá nhiều trong việc nâng cấp, xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng, địa điểm thi đấu, hệ thống giao thông… Thông thường, khoản kinh phí để hoàn thiện các hạng mục trên được trích toàn bộ từ nguồn ngân sách thu thuế của Chính phủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Chính phủ lại xây dựng những chương trình, chính sách phối hợp với các doanh nghiệp tư nhân hoặc các tổ chức tài chính trong việc thu hút nguồn kinh phí xây dựng, đổi lại bằng việc các tổ chức, hoặc doanh nghiệp được quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ địa điểm thi đấu, SVĐ, hoặc nhà thi đấu sau khi sự kiện thể thao chính thức kết thúc.
Dịch vụ hỗ trợ
Các dịch vụ hỗ trợ và đi kèm theo các sự kiện thể thao quy mô lớn có thể kể đến như hỗ trợ y tế, hỗ trợ an ninh, hỗ trợ về thông tin du lịch, hỗ trợ về an toàn vệ sinh thực phẩm, địa điểm tổ chức, tiêu chí bảo vệ môi trường tại các địa điểm tổ chức, kinh phí đào tạo nhân sự, kinh phí đào tạo CTV, tình nguyện viên… Những khoản kinh phí này thường không hề nhỏ và do Chính phủ của các quốc gia chủ nhà hoặc thành phố đăng cai chi trả toàn bộ.
Nếu như việc đăng cai tổ chức thành công sự kiện thể thao chỉ để mang lại những lợi ích về mặt kinh tế hoặc du lịch, thì các quốc gia chủ nhà và các thành phố đăng cai sẽ không có quá nhiều việc để phải làm, để lên chương trình và kế hoạch cụ thể. Việc xây dựng những di sản lâu dài mang tính hiện hữu và mang tính phi vật thể mới là những vấn đề các quốc gia, các thành phố đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao muốn hướng tới. Để xây dựng được di sản lâu dài sau khi tổ chức thành công các sự kiện thể thao đòi hỏi sự nỗ lực hết mình đến từ các nhân tố (bao gồm cả Chính phủ, cộng đồng, xã hội, các tổ chức và mỗi cá nhân), khả năng lãnh đạo tài ba, tính nhất quán, đồng thuận và đặc biệt là sự quan tâm, chú ý đến từ cộng đồng, xã hội của chính quốc gia, đất nước, thành phố đăng cai tổ chức.
Dưới đây là sơ lược một số vấn đề mà các thành phố, quốc gia đăng cai tổ chức sự kiện thể thao quy mô lớn cần lưu tâm để sự kiện đấy trở thành một “di sản”:
-Những “di sản lâu dài” thường xuất hiện sau khi sự kiện thể thao đã kết thúc
-Xây dựng hình ảnh “di sản lâu dài” nhưng thực tế
-Chính phủ hỗ trợ và đồng thuận trong việc xây dựng và phát triển hệ thống “di sản thể thao”
-Phát triển cơ sở hạ tầng là điều vô cùng quan trọng
-Kết hợp với các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân trong quá trình đầu tư
K.Tùng
Print

Số lượt xem (2659)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.