Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Thể thao văn hóa và dân tộc

Tăng cơ hội việc làm và bảo vệ môi trường nhờ các hoạt động thể thao

14 Tháng Mười Hai 2021

Cùng với những tác động kinh tế rộng rãi hơn, cũng có bằng chứng cho thấy việc tổ chức các đại hội thể thao có quy mô lớn còn tác động chung đến thị trường lao động, hoạt động tình nguyện hay bảo vệ môi trường…
Tăng cơ hội việc làm và cơ hội được đào tạo
Phát hiện trùng hợp nhất là sự gia tăng việc làm trong ngành xây dựng trong thời gian tiến tới các giải đấu. Chắc chắn, sự gia tăng về việc làm có mối tương quan chặt chẽ với hoạt động khi nền kinh tế mở rộng hơn. Do đó sự gia tăng của ngành xây dựng thường sẽ giảm đi trong năm diễn ra giải đấu nhưng các lĩnh vực ngành nghề khác của nền kinh tế luôn nhận được một mức tăng tại thời điểm giải đấu được tổ chức, đặc biệt là ngành du lịch và khách sạn. Tương tự như vậy, theo đánh giá phân kỳ của mình, DCMS thấy rằng, ngành xây dựng và các lĩnh vực liên quan đến giải đấu chịu sự tác động nhiều nhất từ sự kiện lớn như TVH Olympic. Các ngành này đã có sự gia tăng đáng kể về hoạt động và điều này đã dẫn đến sự gia tăng cơ hội việc làm trong ngắn hạn.
Xét về tỷ lệ của những tác động này, Nghiên cứu của Viện Kinh tế Oxford về TVH London 2012 công bố rằng 78% số giờ làm việc được tạo ra là trong lĩnh vực xây dựng, 15% trong du lịch và còn lại 7% là ở những ngành khác. Những nghiên cứu khác bao gồm những đề tài do Trung tâm Phân tích kinh tế khu vực và Giesecke và Madden cũng cho thấy tác dụng tương tự. Tuy nhiên, những phương pháp phân tích được sử dụng để ước tính tác động ngắn hạn đến vấn đề việc làm đã bị chỉ trích, vì đã đưa ra ước tính quá mức về tác động của các giải đấu lớn và đã dựa trên những số liệu được ước tính để tiến hành việc đó.
Một nghiên cứu về Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung Manchester 2002 đã cho thấy rằng 6.300 chỗ làm việc được coi là chính thức đã được tạo ra trong suốt mười năm gần với Đại hội thể thao này, trong khi KPMG (2006) ước tính rằng 13.600 việc làm được coi là chính thức được tạo ra trong giai đoạn 20 năm gần với Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung Melbourne 2006.
Ngoài ra, DCMS và Oxford Economics dự đoán sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ về việc làm nhờ có TVH London 2012. Điều này đã được củng cố bằng những chứng cứ từ các sự kiện thể thao lớn ở Barcelona, Turin và Manchester là những nơi đã có sự tăng trưởng về việc làm gắn với các kỹ năng đã được tăng lên, cho phép những công nhân thuộc lĩnh vực công nghiệp cũ đã bị thất nghiệp trước đó đạt được các kỹ năng theo yêu cầu của nền kinh tế tri thức.
Cải thiện hoạt động tình nguyện
Từ những chứng cứ của Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung Manchester 2002, Ralston Và Cs thấy rằng các giải đấu lớn có thể đóng vai trò như một chất xúc tác để huy động và phát triển cộng đồng theo định hướng tình nguyện và xây dựng các kỹ năng trong lĩnh vực hoạt động tình nguyện. Họ phát hiện ra rằng khoảng 42% các tình nguyện viên được khảo sát cảm thấy muốn được tiếp tục hoạt động tình nguyện do họ đã được trải nghiệm.
Bằng chứng tương tự về sự gia tăng khát vọng được làm tình nguyện viên xuất hiện ở giai đoạn đầu của TVH London. Dickson và Benson cùng DCMS nhận thấy rằng, 45% các tình nguyện viên đã trả lời trong cuộc khảo sát cho biết họ sẽ tăng cường hoạt động tình nguyện của họ trong tương lai. Tương tự như vậy, McInnes phát hiện thấy 40% các tình nguyện viên Olympic đã được khích lệ làm tình nguyện lần đầu tiên vì TVH London 2012.
Mặc dù có bằng chứng về sự hào hứng tham gia hoạt động tình nguyện đã tăng lên nhờ có những giải đấu này, song cũng cần lưu ý rằng hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ngay sau khi kết thúc các giải đấu. Không có bằng chứng rõ ràng về sự nhiệt thành này sẽ chuyển thành sự thay đổi về hành vi lâu dài như thế nào. Điều này là rất quan trọng, vì nó là điều cần thiết để các tình nguyện viên phục vụ giải đấu trở thành những tình nguyện viên thường xuyên nếu muốn đạt được lợi ích cộng đồng lâu dài.
Bảo vệ môi trường và xây dựng cộng đồng bền vững
Phần này xem xét các bằng chứng liên quan đến cải thiện môi trường vật chất và xã hội, ảnh hưởng đến các cộng đồng, cũng như việc sử dụng các giải đấu nhiều môn thể thao để chứng minh và giới thiệu mô hình thiết kế sáng tạo và thực tế phát triển bền vững.
Sự tác động đối với môi trường vật chất và xã hội là khác nhau tùy theo từng giải đấu. Một yếu tố rất quan trọng cho việc đổi mới liên quan đến giải đấu thành công là các kế hoạch được tích hợp đồng bộ vào các mục tiêu dài hạn hiện tại (Smith, 2012). Các giải đấu nhiều môn thể thao do đó thường mở rộng và đẩy nhanh những kế hoạch hiện có, chứ không phải là tạo ra những giải pháp chiến lược cải tạo mới.
Olympics Barcelona - 1992 thường được sử dụng làm ví dụ để chứng minh một thành phố có thể sử dụng thành công việc tổ chức một giải đấu lớn để mở rộng việc cải tạo đô thị. Như đã thảo luận trong phần phát triển phồn thịnh, thành phố này đã sử dụng TVH để giúp phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở thành phố (Brunet, 2005). Một trong những yếu tố then chốt trong sự thành công của Barcelona là kế hoạch tổ chức TVH đã được đưa vào chiến lược cải tạo dài hạn hiện hữu. Tuy nhiên cũng có luận điểm cho rằng, thành công của Barcelona phải được nhìn nhận thông qua bối cảnh độc đáo của nó, trong đó bao gồm tài trợ của EU và sự trỗi dậy của bản sắc Catalan (Smith, 2012).
Ngoài ra còn có bằng chứng từ Manchester 2002 rằng Đại hội thể thao khối Thịnh vượng chung này đã giúp sức hỗ trợ các cơ hội phát triển bền vững tại thành phố (Viện tư vấn Chính sách Cambridge, 2002). Những cơ hội này bao gồm sự phát triển về thương mại ở phần phía Đông Manchester bao gồm một trung tâm bán lẻ của khu vực, một khách sạn bốn sao, các văn phòng và việc xây dựng khu nhà ở mới tạo thêm đến 3.800 việc làm. Cũng đã có sự phát triển Công viên Thương mại Bắc Manchester, ước tính đã tạo ra thêm khoảng trên 6.000 chỗ làm việc trong thành phố (Viện tư vấn Chính sách Cambridge, 2002).
Ngoài ra TVH London- 2012 đang bắt đầu được biểu dương là một mẫu mực về sự tái thiết thành công, góp phần tăng tốc và mở rộng sự tái thiết ở phần phía Đông London (Trung tâm nghiên cứu Giáo dục thể chất và Hoạt động thể thao, năm 2013; DCMS, 2013). Những mặt được cải thiện bao gồm chỉnh trang, dọn dẹp một số lượng đáng kể các khu đất, và dỡ bỏ những tòa nhà bị bỏ hoang. Những sự cải thiện này đã tạo ra không gian cho sáu địa điểm thi đấu thể thao vĩnh cửu, cũng như không gian nhà ở mới, 100 ha không gian xanh, không gian kinh doanh, và phát triển một trung tâm mua sắm mới. Trong số những thay đổi này có nhiều thứ đã xuất hiện không phải trong quá trình tổ chức TVH mà cả trình này đã được đẩy mạnh và tích hợp nhiều hơn là kết quả của Việc tổ chức Đại hội thể thao này (DCMS, 2013).
Một vấn đề tương tự với việc mạng lưới giao thông được thiết kế để sử dụng ngắn hạn đã được ghi nhận liên quan đến TVH Athens- 2004 (Krohe, 2010).
Trong Thế hội mùa đông Vancouver - 2010, lời hứa về nhà ở xã hội chiếm một phần quan trọng trong hồ sơ dự thầu đã không trở thành hiện thực (Smith, 2012). Kassens-Noor (2012) phân tích vai trò của IOC trong việc tạo tác động tái thiết đô thị về lâu dài và các quy hoạch giao thông của thành phố. Ông kết luận rằng sự ưu tiên đôi được đưa ra nhằm thỏa nãm những nhu cầu ngắn hạn mà không phải bao giờ cũng có lợi cho người dân địa phương và đôi khi những kế hoạch tái thiết ban đầu đã bị bỏ rơi.
Kể từ đó, các sự kiện thể thao lớn, đặc biệt là các TVH Olympic, đã được sử dụng để giới thiệu về cách tổ chức sáng tạo và các tiêu chuẩn cao về thực tế phát triển bền vững. TVH Sydney 2000 là sự kiện thể thao lớn đầu tiên đưa tính bền vững và các tiêu chuẩn cao về môi trường vào mục tiêu cốt lõi của nó và khiến cho chúng trở thành một điểm quan trọng trong quá trình đấu thầu.
Một thập kỷ sau, TVH mùa đông Vancouver 2010 đã hướng tới mục tiêu đạt được một mức cam kết về phát triển bền vững chưa từng có trong tiền lệ. Làng Olympic đã được cho là gần đạt mức hiệu xuất năng lượng cao nhất thế giới và giải đấu này đã được sử dụng để giới thiệu các công nghệ mũi nhọn (Smith, 2012). Tuy nhiên, bài học về lâu dài từ mô hình này, cho đến nay vẫn không được ghi lại trong bất kỳ tài liệu nào.
Olympic London 2012 đã đề ra một loạt chính sách và cách làm có tính bền vững, để cố gắng trở thành một Đại hội thể thao “phát triển bền vững nhất từ trước tới nay "(DCMS, 2013:20). Những sáng kiến này bao gồm ít nhất 90% chất thải của quá trình phá dỡ được tái sử dụng hoặc tái chế, các địa điểm thi đấu được thiết kế để giảm khoảng 40% lượng nước tiêu thụ, tránh được gần 80.000 tấn khí thải carbon do đúc bê tông tại hiện trường, sử dụng vật liệu tái chế, và Làng Olympic đã chiếm hơn 25% quy mô các dự án của Vương quốc Anh, như Tuyến đường sắt tốc độ cao 2, hiện cũng đang sử dụng các tính năng chính của giải pháp phát triển bền vững này (DCMS, 2013).
London khuyến khích xây dựng tiêu chuẩn ISO 20.121- một hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi trường mới và hiện cũng được sử dụng trong Đại hội thể thao Khối Thịnh vượng chung Glasgow 2014 và TVH Rio- 2016.

Kim Tùng
Print

Số lượt xem (1690)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.