Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Chế độ dinh dưỡng

Bí quyết ăn uống lành mạnh tốt cho sức khoẻ sau tuổi 60

31 Tháng Mười 2021

Các chuyên gia dinh dưỡng Pháp gợi ý những người đã bước qua tuổi 60 cần tránh những sai lầm trong dinh dưỡng và lựa chọn thực đơn phù hợp tốt cho sức khỏe và tuổi thọ.
Chế độ ăn sau tuổi 60 nên thực hiện những cách thức sau:

1. Sử dụng đường với liều lượng thấp
Bộ não và cơ bắp của chúng ta cần carbohydrate để làm nhiên liệu, nhưng việc dư thừa đường đơn hoặc đường bổ sung sẽ thúc đẩy lượng đường trong máu tăng vọt. Nếu việc này lặp đi lặp lại sẽ có thể dẫn đến kháng insulin và bệnh đái tháo đường. Hơn nữa, đường cũng thúc đẩy quá trình viêm. Vì vậy những người sau tuổi 60 nên hạn chế lượng đường đưa vào cơ thể.

1.1 Liều lượng phù hợp: 
Tối đa 25 g đường mỗi ngày, hoặc tương đương với bốn viên đường trắng. 
Tham khảo lượng đường có trong một số món ăn: 1 hũ kem tráng miệng sô cô la = 22g; 2 bánh mì nướng (trọng lượng 15g) với mứt = 9g; 2 ô vuông sô cô la đen với hạt dẻ = 8 g; 2 bánh ngọt trái cây = 6g; 100g nước sốt cà chua công nghiệp = 5g…
1.2 Các loại đường cần hạn chế 
Đường trắng (được thêm vào sữa chua, cà phê, trà...)
Sirô glucose và glucose-fructose, sirô đường đảo ngược trong các sản phẩm công nghiệp. 
Các chất tạo ngọt (aspartame, stevia, acesulfame K, sucralose ...) duy trì hương vị ngọt mà không đem lại lợi ích nào cho lượng đường trong máu và khiến bạn tăng cân.

1.3 Ưu tiên: 
Mật ong hoặc sirô phong trong trà thảo mộc và sữa chua thay thế đường, mứt. 
Đường mía nguyên chất trong các loại bánh ngọt, với chỉ số đường huyết trung bình (GI) và nhiều khoáng chất hơn.
Bánh ngọt tự làm hoặc bánh sữa chua, 70% sô cô la đen.

2. Các "siêu" thực phẩm cần thiết cho tuổi sau 60


Các loại thực phẩm giàu protein, chất xơ, chất chống oxy hóa tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ của mọi người ở giai đoạn sau tuổi 60, nhất là các "siêu " thực phẩm dưới đây:

Trứng: Đây là lựa chọn rất tốt để bổ sung protein, đặc biệt là nếu bạn không ăn thịt.
Quả mọng (dâu tây, quả mâm xôi, việt quất, nho đỏ...): Các loại quả này nên bổ sung quanh năm vì chúng đầy đủ chất chống oxy hóa.
Đậu lăng và các loại đậu khác: Các loại thực phẩm này giàu protein, chất xơ, vitamin nhóm B (B6, B9…) và chỉ số GI khá thấp.
Cá thu và cá mòi:  Là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời, rất tốt cho tim và não.
Các sản phẩm sữa lên men: Sữa chua có chứa protein và vi khuẩn axit lactic "probiotic" tốt làm phong phú hệ vi sinh vật đường ruột.

3. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng


TS.BS dinh dưỡng người Pháp Chevallier, thuộc Bệnh viện Đại học Montpellier, là tác giả của cuốn sách "Lòng khoan dung trong đĩa thức ăn" (NXB. Fayard - Pháp) cảnh báo: "Hãy cẩn thận với đồ uống có cồn, khi lượng hấp thụ vào cơ thể thường bị người dùng coi nhẹ. Đồ uống có cồn khi tiêu thụ quá mức vào buổi tối cung cấp đường và phá hủy giấc ngủ ".  Chuyên gia cũng khuyên lý tưởng nhất là uống tối đa hai đơn vị cho mỗi ngày, tối đa mười đơn vị mỗi tuần. Một đơn vị tương ứng với 100 ml rượu vang hoặc sâm panh, 250 ml bia hoặc 30 ml rượu khai vị.

Tiến sĩ Laurent Chevallier lưu ý: Mặc dù giảm ăn thịt giúp giảm cholesterol và nguy cơ mắc các bệnh ung thư tiêu hóa, nhưng sau tuổi 60, vẫn nên duy trì ăn một ít thịt đỏ (chẳng hạn như bít tết tốt từ thịt bò) hoặc thịt gia cầm để bổ sung chất sắt, ba lần mỗi tuần. Ăn trứng để cung cấp protein (ngay cả trong trường hợp cholesterol cao, ta có thể ăn ba lần mỗi tuần) và cá có dầu (hai lần một tuần, ưu tiên những loại nhỏ) để cung cấp omega-3.

Tiến sĩ Laurent Chevallier
Ngày càng có nhiều người trong số những người mới về hưu ăn chay, ban đầu họ vui vẻ vì thấy cholesterol giảm, nhưng sau một hoặc hai năm những người này thường bị suy kiệt do thiếu sắt và vitamin B12.
Với cách thức ăn chay, Tiến sĩ Chevallier cho biết: "Nhiều nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thuần chay chất lượng rất kém, chứa đầy chất phụ gia, hương liệu tổng hợp và đắt tiền". Về mặt thực dưỡng, thứ chúng ta dễ bị thiếu là rau tươi, cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể.

Còn chuyên gia dinh dưỡng, đồng tác giả của cẩm nang "Sự lựa chọn sáng suốt tại siêu thị" (NXB. Thierry Souccar Pháp) Angélique Houlbert nhắc lại: "Ăn chay không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe: Ăn sữa chua, sữa bò nguyên chất sẽ tốt hơn là một món tráng miệng bằng sữa dừa chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho tim mạch". 

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng:

Nên ăn uống đa dạng. Đừng mua cùng một loại thực phẩm, sẽ hạn chế được rủi ro tích lũy các sản phẩm độc hại như ăn nhiều loài cá với kích cỡ và nguồn gốc khác nhau sẽ hạn chế được thành phần của thủy ngân.

5 bí quyết để có chế độ ăn uống lành mạnh5 bí quyết để có chế độ ăn uống lành mạnh
- Ăn uống lành mạnh mang lại rất nhiều lợi ích, nhất là khi chúng ta biến nó thành thói quen hàng ngày. Thiết lập phong cách sống lành mạnh ngay từ sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài. Những người ăn uống lành   mạnh ngay từ nhỏ sẽ giữ được thói quen này cả khi họ trưởng thành. Thói quen này sẽ giúp họ lão hóa lành mạnh, tránh được nhiều bệnh khi lớn tuổi như béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường và ngay cả ung thư…

 

Hương Thảo
Theo Femme Actuelle tháng 10/2021

Print

Số lượt xem (352)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.