Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thư viện ảnh

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng: Chìa khóa để dẫn đến thành công cho các VĐV

22 Tháng Chín 2021

Đối với vận động viên, sức khỏe thể chất là chìa khóa để dẫn đến thành công. Trong quá trình thi đấu, kết quả phụ thuộc vào sức mạnh, kỹ năng và sự vượt ngưỡng của mỗi cá nhân VĐv. Và để trở thành các nhà vô địch, các VĐV không chỉ có chuyên môn tốt, kỹ chiến thuật điêu luyện mà vấn đề dinh dưỡng cũng hết sức quan trọng. Trong quá trình tập luyện, các VĐV cần đặc biệt chú ý bổ sung calo, vitamin và chất dinh dưỡng khác cho cơ thể để cơ thể ngày càng khỏe mạnh hơn.
Carbonhydrate
Carbohydrate hay còn được viết là carbs là chất được tạo thành từ sự liên kết của các phân tử carbon, hydro và oxy. Carbohydrate cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần để hoạt động. Đồng thời, đây là nguồn chuyển hóa chính của glucose trong máu (đường trong máu), là nguồn năng lượng chính của tất cả các tế bào trong toàn bộ cơ thể, và là nguồn năng lượng duy nhất cho não và các tế bào hồng cầu. Lượng glucose chuyển hóa sẽ được sử dụng trực tiếp cho việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoặc lưu trữ tại gan để bổ sung dinh dưỡng sau này.
Carbonhydrate được tìm thấy trong hầu hết các nguồn thực phẩm từ thực vật, như là trái cây, rau, đậu và các loại hạt. Sữa và các chế phẩm từ sữa là thực phẩm duy nhất có nguồn gốc từ động vật mà có chứa carbonhydrate.
Carbonhydrate chia thành 2 nhóm, gồm: Carbonhydrate đơn và Carbonhydrate phức tạp. Carbohydrate đơn còn gọi là đường đơn, bao gồm fructose (đường trái cây), sucrose (đường ăn), và lactose (đường sữa). Carbohydrate phức tạp cũng có gốc từ đường nhưng các phân tử đường được nối kết với nhau tạo thành dạng chuỗi dài và phức tạp hơn, có trong chất xơ và tinh bột. Thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp bao gồm rau, ngũ cốc nguyên cám (whole grains), hạt và các loại đậu.
Protein
Protein là một hợp chất đại phân tử được tạo thành từ rất nhiều các đơn phân là các axit amin. Và các axit amin lại được hình thành từ sự kết hợp của các phân tử gồm: carbon, hydro, oxy và ni-tơ. Axit amin có thể được hình thành do cơ thể con người tự tổng hợp (gọi là axit amin thông thường), hoặc được cung cấp dựa vào nguồn dinh dưỡng hàng ngày (gọi là axit amin thiết yếu).
Protein, hay còn gọi là đạm, protit là chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Protein cung cấp năng lượng và có vai trò trong quá trình sản xuất hooc-môn, kháng thể, các enzym, tăng trưởng và phục hồi hệ thống các mô. Chính vì vậy, protein giúp cơ thể con người đảm bảo luôn ở trạng thái cân bằng, khỏe mạnh và hỗ trợ tích cực trong các hoạt động thông thường.
Vì tính chất quan trọng của protein trong cơ thể là cung cấp các axit amin cần thiết, nên chế độ dinh dưỡng protein chia làm 2 nhóm chính, tùy theo loại axit amin mà chế độ ăn uống đó cung cấp. Protein hoàn chỉnh, cung cấp đầy đủ hoàn chỉnh tất cả các axit amin thiết yếu. Loại protein này có trong thịt, cá, phô mai, trứng và sữa. Protein không hoàn chỉnh chỉ chứa một số loại axit amin thiết yếu và có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm ngũ cốc, rau củ và các loại rau màu xanh.
Đối với các VĐV, do tần suất hoạt động thường nhiều hơn bình thường nên nhu cầu tiêu thụ protein sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều.
Chất béo
Việc hấp thụ một cách khoa học chất béo rất quan trọng cho việc sản xuất năng lượng, hỗ trợ cho chức năng cấu trúc và bảo vệ hệ thống các cơ quan nội tạng, tạo một lớp cách nhiệt cho cơ thể. Chất béo được tìm thấy chủ yếu trong các sản phẩm như: bơ, bơ nhạt, dầu trộn salad, dầu ăn, dầu oliu, thịt, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, quả bơ và một số loại hạt ngũ cốc nguyên cám.
Vitamin
Vitamin là nhóm các chất dinh dưỡng được cấu tạo hầu hết từ carbon, hydro, ngoài ra sẽ có một số các phân tử quan trọng khác như oxy và ni-tơ…
Có 2 yêu cầu chính để một chất được xem là vitamin, gồm: (1) chất đó phải được tổng hợp dựa vào các phản ứng ngoại sinh vì cơ thể không có đủ khả năng để tổng hợp chất đó hoặc không có đủ khả năng để tổng hợp đủ lượng chất tối thiểu mà cơ thể cần; (2) chất đó phải là một trong những chất cho phản ứng hóa học quan trọng trong cơ thể.
Vitamin trên thực tế không cung cấp năng lượng cho cơ thể người, tuy nhiên, ở khía cạnh sinh học, vitamin có tác dụng trong việc hỗ trợ khả năng sản sinh năng lượng từ các chất dinh dưỡng đa lượng. Vitamin có vai trò quan trọng trong việc vận hành các tổ chức bộ phận trên cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại bệnh tật.
Vitamin được chia thành 2 dạng chính là vitamin có thể hòa tan trong nước (như các vitamin nhóm B, C), và vitamin có thể hòa tan trong chất béo (như các vitamin nhóm A, D, E, K), phụ thuộc vào phương thức hấp thụ, lưu trữ, vận chuyển.
Vitamin được tìm thấy ở hầu hết các loại thực phẩm, bao gồm rau củ quả, trái cây, gạo nguyên cám, thịt gia cầm, thịt gia súc, đậu và các chế phẩm từ đậu, hạt và các chế phẩm từ hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, các chất béo…
Khoáng chất
Khoáng chất là nhóm gồm đa dạng các chất dinh dưỡng, cấu thành từ nhiều nguyên tố khác nhau, ngoại trừ carbon. Khoáng chất có vai trò chính trong việc hình thành và phát triển các tổ chức mô, xương và cơ, cũng như hỗ trợ trong quá trình cân bằng chuyển hóa năng lượng cơ thể.
Khoáng chất được chia thành nhóm các nguyên tố đa lượng (canxi, natri, kali, phốt-pho, ma-giê…) và nhóm các nguyên tố vi lượng (gồm sắt, kẽm, đồng, i-ốt, florua…) dựa trên tổng nhu cầu hấp thụ vào cơ thể hàng ngày.
Tương tự như vitamin, các khoáng chất có thể tìm được thấy ở thức ăn, nhưng tập trung chủ yếu ở các sản phẩm như thịt, đậu và các sản phẩm từ đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa…
Nước
Chiếm từ 60 -70% trọng lượng của cơ thể, nước phân phối ở khắp các bộ phận như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương, khớp... Con người có thể chịu việc không thu nạp các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, chất béo… trong vài ngày hoặc vài tháng, tuy nhiên, nếu thiếu nước trong vài ngày là nguy cơ tử vong đã lên rất cao.
Nước giữ nhiều vai trò rất quan trọng trong cơ thể, có thể kể đến một số gồm: Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể; Chuyên chở chất dinh dưỡng và ôxy nuôi các tế bào; Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể; Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng; Loại bỏ chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở; Che phủ các cơ quan bên trong cơ thể, tránh tổn thương do sự cọ xát, va chạm; Bảo vệ các khớp xương; Phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến tim và não; Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon cần thiết cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể; Uống nước hàng ngày còn là cách thức cung cấp nguồn chất khoáng cho cơ thể.
Trong các hoạt động thể thao, nước đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nhiệt của cơ thể, bôi trơn chuyển động giữa các khớp xương, các khớp vận động và vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các mô hoạt động ở cường độ cao…
Cơ thể con người một ngày cần bổ sung nước một cách khoa học và hợp lý. Theo các nhà nghiên cứu, trung bình một ngày cơ thể cần bổ sung từ 2 cho đến 2,5 lít nước.
Nước có thể được bổ sung thông qua việc hấp thụ các sản phẩm như nước lọc, nước hoa quả, sữa, cà-phê, trà, hoa quả, rau xanh, súp… và rất nhiều các sản phẩm đồ uống khác./.
N.Giang (t/h)
Print

Số lượt xem (459)/Bình luận (0)

Tags:

Comments are only visible to subscribers.