Hàng năm dân làng có hai kỳ Xuân Thu tế lễ vào các ngày 20 tháng 2 và 12 tháng 7 âm lịch để tưởng nhớ lại các vị tiền hiền đã mở mang vùng đất này.
Đình Quá Giáng được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia năm 2000.
Đình Nại Nam – Đà Nẵng
Đình làng Nại Nam nay thuộc khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cương, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Đình Nại Nam
Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng.
Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những dinh làng cổ tiêu biểu còn lạì khá nguyên vẹn trong nội thành Đà Nẵng. Đình làng Nại Nam được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia năm 1999.
Đình Hải Châu – Đà Nẵng
Đình làng Hải Châu nằm trên đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1, thành phố Đà Nẵng.
Phía trưóc đình Hai Châu có hồ nước lớn, ỏ giữa sừng sững hòn non bộ rợp bóng cây bồ đề trên dưới trăm tuổi.
Đình làng Hải Châu được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 2001.

Đình Hải Châu
Đình Bồ Bản – Đà Nẵng
Đình Bồ Bản hiện ở tại thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang.
Đình được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ XIX bằng tranh tre tại gò miếu Tam Vị. Năm 1852, đình được dời về trung tâm làng. Tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Đình chia làm 3 gian, 2 chái, dài 14,5m, rộng 9,7m.
Đình Bồ Bản đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa năm 1999.

Đình Bồ Bản
Di tích K20 – Đà Nẵng
Khu Di tích lịch sử cách mạng K20 là tên gọi do Quận ủy quận III đặt để làm mật hiệu liên lạc thời chống Mỹ. Khu di tích nằm trên địa bàn Khối phố Đa Mặn, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn; trên tuyến đường từ trung tâm thành phố đến khu di tích Ngũ Hành Sơn và Đô thị cổ Hội An.

Di tích K20 – Đà Nẵng
Nhà truyền thông được xây dựng khang trang, hiện đang lưu giữ tương đối đầy đủ các hiện vật của một thời đấu tranh ngoan cường, bất khuất. Những địa chỉ đỏ, hầm bí mật, chiến hào xưa đang được đưa vào các chương trình tham quan, giáo dục truyền thông. Mỗi hiện vật, mỗi sự tích đều gắn liền những con người có thật, trong đó có người đang còn sống, đang xây dựng cuộc sống mới ngay tại mảnh đất lịch sử này.
Bia chùa An Long (Long Thủ) – Đà Nẵng
Bia chùa Long Thủ được dựng trong khuôn viên chùa Long Thủ nay đổi tên là chùa An Long. Chùa tọa lạc trên một khu đất nằm phía sau Bảo tàng Điêu khác Chăm, thuộc địa bàn phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Bia chùa Long Thủ được dựng vào năm Thịnh Đức thứ 5, triều vua Lê Thần Tông (1658).
Ngày nay, tuy ngôi chùa cũ không còn nữa, nhưng tấm bia này là một di tích quan trọng, minh chứng cho sự hiện hữu của ngôi chùa ngày xưa, động thời đây cũng là một trong những tấm bia cổ nhất ỏ Đà Nãng, góp thêm tư liệu cho việc, nghiện cứu lịch sử địa phương.

Bia chùa An Long (Long Thủ) – Đà Nẵng
Bộ Vặn hóa – Thông tin đã công nhận bia chùa Long Thủ là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1992.
Đình Túy Loan – Đà Nẵng
Đình Tuý Loan, hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Được xây dựng vào những, năm cuối thế kỷ XVIII. Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bàn, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiến hiền, hậu hiển của làng.

Làng Túy Loan
Đình đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa năm 1999.
Mộ Ông Ích Khiêm – Đà Nẵng
Làng mộ danh nhân Ông ích Khiêm hiện tọa lạc tại nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Ông ích Khiêm, tự là Mục Chi. Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (1829) tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang.
Lăng mộ danh nhân Ông ích Khiêm được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia năm 2001.

Mộ Ông Ích Khiêm – Đà Nẵng
Nghĩa trang Khuê Trung – Đà Nẵng
Nghĩa trang Khuê Trung (còn gọi là Nghĩa trang Hòa Vang) – mộ lớn của nghĩa sĩ lập tại Khuê Trung – Hòa Vang, theo sắc tứ vua ban để quy tụ hài cốt tướng sĩ vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược năm 1858. Hòa Vang Nghĩa trang đầu tiên được lập ở trang bò làng Nghi An (Phước Tường). Khoảng năm 1920 Pháp mở sân bay Đà Nẵng, phải dời nghĩa trang về vườn Bá Khuê Trung. Đến 1962, quân đội Mỹ mỏ rộng sân bay về phía Nam, lại phải dời nghĩa trang đến chỗ hiện nay, khu vực Bình Hòa 1, phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Nghĩa trang Khuê Trung – Đà Nẵng
Nghĩa trang Khuê Trung được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia năm 1999.
Nghĩa trang Phước Ninh – Đà Nẵng
Nghĩa trang Phước Ninh là nơi quy tụ thi hài các chiến sĩ và đồng bào Quảng Nam – Đà Nẵng và các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định chiến đấu ỏ mặt trận Đà Nẵng đã hi sinh trong buổi đầu chốn{~ Pháp (1858-1860).
Di tích này được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận năm 1998.

Nghĩa trang Phước Ninh – Đà Nẵng
hành Điện Hải – Đà Nẵng
Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nãng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 16) đồn đổi tên là thành Điện Hải.
Thành Điện Hải đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia năm 1988.

Thành Điện Hải – Đà Nẵng
Nguồn:http://timhieuvietnam.com/