Khi đi tour du lịch Đà Nẵng, đến với Thánh địa Mỹ Sơn chúng ta sẽ hiểu thêm về lịch sử của Việt Nam, hiểu thêm về giá trị văn hóa phi vật thể của Quốc Gia và còn thấy tự hào – niềm tự hào cho cả một dân tộc quật cường và oai hùng.
>>Xem thêm: Cù Lao Chàm – Đảo xanh yên bình
Thánh địa Mỹ Sơn
Tour du lịch Đà Nẵng | Lễ hội ở Đà Nẵng
Thắng cảnh đẹp Đà Nẵng | Vui chơi ở Đà Nẵng
Thánh địa Mỹ Sơn – vẻ đẹp của lịch sử
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII). Thánh địa Mỹ Sơn được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam á như Ăngko, Pagan, Bôrôbudua.
Kazik (Kazimiers – Kwiatkowski) – người kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên: “người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”.
>>Xem thêm: Danh thắng Ngũ Hành Sơn
Bạn có thể xem thêm thông tin cũng như giá tour du lịch Đà Nẵng tốt nhất tại đây.
Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng một vài trò cực kỳ quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới. Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một khu di sản văn hóa cần phải được bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại, ngày 4 tháng 12 năm 1999, tại thành phố Marr kesk – Nước cộng hòa Marocco, khu di tích Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Ngày nay ngày càng có nhiều du khách đi tour du lịch Đà Nẵng tìm đến đây bởi nơi đây không chỉ là một mảnh đất với nhiều thắng cảnh Đà Nẵng hấp dẫn mà còn là nơi có Di sản Văn hóa Thế giới này.
Thánh địa Mỹ Sơn
Theo các nhà nghiên cứu, những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 cho biết vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền để dâng cúng thần Siva – Bhadravarman. Hơn hai thế kỷ sau, ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu huỷ trong một trận hỏa hoạn lớn… Đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn tồn tại đến ngày nay. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman – vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.
Thánh địa Mỹ Sơn
Năm 1898, Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ 20 này, hai học giả Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Chăm. Sau đó vào năm 1903 – 1904, những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố…
Ngay chính từ thời xa, những nghệ nhân Chăm đã thổi hồn vào những mẫu tượng đất nung, đá sa thạch làm cho chúng có diện mạo, sự rung động, có hồn và trở nên bất tử. Chính các nghệ nhân này đã làm cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm trở thành thành tựu rực rỡ của văn hóa Chăm, là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật, văn hóa của các nước khu vực Đông Nam Á. Nhiều hiện vật được phát hiện tại khu tháp cổ Mỹ Sơn, tiêu biểu nhất là những tượng vũ nữ, các thần linh của dân tộc Chăm, những con vật thờ cũng như những cảnh sinh hoạt cộng đồng đã được đưa về TP. Ðà Nẵng đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm.
Thánh địa Mỹ Sơn là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, độc đáo, có giá trị văn hóa của một dân tộc, là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những nền văn hóa trong cộng đồng văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Do đó quần thể di tích Mỹ Sơn là niềm tự hào không của riêng ai!
Nguồn:http://dulichdanang123.com/