Trong Taekwondo, do tính chất của thi đấu đối kháng và biểu diễn quyền là không giống nhau nên cách thức, phương pháp và hình thức tập luyện của bài quyền chỉ có thể đạt tới được những kết quả mong muốn nếu nó được thực hiện một cách kiên trì, bền bỉ, theo đúng 5 bước như sau:
1. Luyện tập theo mẫu:

Bước đầu tiên của việc tập luyện các bài quyền là thực hiện bắt chước theo mẫu. Thông qua cá kỹ thuật căn bản đã được tập để phối hợp thành cá tổ hợp từ đó ghép lại thành bài quyền. Trong giai đoạn này người tập phải đặc biệt chú ý tập chung tinh thần, chú ý tới chuyển động của mắt, góc độ thực hiện động tác … để có thể nắm bắt và thực hiện được chính xác từng kỹ thuật trong quyền.
2. Nghiên cứu ý nghĩa phương pháp thực hiện bài quyền:
Trong bứơc này, người tập quyền phải đặc biệt chú ý đến tư thế khi thực hiện động tác, tính nhịp điệu của bài quyền, tốc độ và cường độ lực sử dụng khi thực hiện động tác (mạnh, yếu, nhanh, chậm…) phương pháp điều chỉnh thở và đồ hình của bài quyền. VĐV phải cố gắng tìm hiểu để nắm được ý nghĩa của từng động tác, trình tự thực hiện và diễn biến của toàn bộ bài quyền.
3. Tìm ra phương thức thực hiện tối ưu:
Đây là nội dung muốn nói tới người tập quyền cần phải căn cứ vào tình hình thực tế và trình độ thực tại của bản thân để đề ra phương thức thực hiện tối ưu.
4. Tìm ra phong cách thể hiện của bản thân:
VĐV phải tự tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả đã đạt được trong tập luyện và kết hợp với các đặc điểm của bản thân (cấu trúc cơ thể, tốc độ sức mạnh và những yếu lĩnh của động tác…) để tạo ra một phong cách thể hiện riêng của bản thân.
5. Củng cố hoàn thiện bài quyền:
Sau khi đã tiến hành tất cả các bước trên, người tập phải bước vào giai đoạn tự củng cố và hoàn thiện bài quyền đã học để có thể thực hiện được bài quyền với chính xác tối đa, với tính nghệ thuật cao và thể hiện được trọn vẹn ý nghĩa và thần sắc của bài quyền.
Một điều cần đặc biệt chú ý khi rèn luyện các bài quyền là chú ý đến nguyên tắc phát lực (tạo ra sức mạnh) được phối hợp đồng bộ bởi kỹ thuật, tốc độ và tấn pháp.
Ngoài ra chúng ta phải đặc biệt chú ý đến khả năng phát lực bằng cách vận dụng các ký thuật xoắn tạo lực tối đa, làm chủ đôi tay, đôi chân để tạo cho ta phản ứng, phản xạ có đầy đủ 3 yếu tố: Nhanh, mạnh, chính xác trong từng động tác của bài quyền.
Trong tập luyện quyền, các bài tập thường được sử dụng đó là các bài tập thể lực chung như: chống đẩy tốc độ, bật cóc đổi chân… hay các bài tập kỹ thuật tay, chân như bài tập kết hợp giữa gạt đỡ (Makki) và đấm (Jireugi) hay bài tập đấm (Jireugi) kết hợp đá (Chagi). Rồi các bài tập tấn pháp và phối hợp kỹ thuật như di chuyển các loại tấn (Seogi) kết hợp với kỹ thuật tay…
Theo sanchoi.com.vn