Bộ đã xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, tổ chức các quy trình lấy phiếu tín nhiệm, đề bạt bổ nhiệm đúng quy định;
Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, vấn đề tiền lương và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức được cải cách theo hướng đảm bảo đúng theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức và người lao động tại Bộ và các Tổng cục. Việc giải quyết cho gia đình cán bộ, viên chức và người lao động, các cán bộ nghỉ hưu khi gặp khó khăn, ốn đau, hiếu hỷ... đều kịp thời, tận tình và chu đáo. Đối với cán bộ thực hiện luân chuyển, điều động đã làm tốt chính sách công tác tư tưởng để cán bộ yên tâm nhận nhiệm vụ mới.
Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay, Nhà nước ta còn thiếu hệ thống chế độ, chính sách khuyến khích những người có tài năng đem hết khả năng để phục vụ trong công tác. Đồng thời cũng chưa có cả cơ chế xác đáng để những người không còn thích hợp với nhiệm vụ được giao có thể nghỉ hoặc chuyển công việc khác hoặc đưa người đã biên chế ra khỏi bộ máy khi không đáp ứng được công việc, để tuyển dụng những người đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được nhiệm vụ. Điều này còn tồn tại cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm tư và tích tích cực của nhiều cán bộ, công chức làm việc tích cực trong cơ quan.
Vấn đề giải quyết tiền lương, chế độ cho cán bộ, công chức và người lao động mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, cố gắng, nhưng thực tế tiền lương cơ bản có tăng song không kịp so với trượt giá nên đời sống của một bộ phận công chức, viên chức vẫn còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều cán bộ chưa yên tâm, tích cực công tác, thực tế đã có cán bộ giỏi, chuyên môn cao chuyển đến những nơi làm việc có mức lương cao hơn và chế độ đãi ngộ tốt hơn.
Hàng năm, Bộ đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cụ thể, chi tiết, trên cơ sở đó từng bước thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng những kiến thức phù hợp với thực tế, nên đã đạt hiệu quả và chất lượng nhất định. Bằng nhiều nguồn kinh phí, Bộ đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng và cử cán bộ đi học tập về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, hành chính. Hầu hết cán bộ đi học đã tiếp thu, vận dụng tốt những kiến thức triển khai công việc tại đơn vị đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức phần lớn đều được đào tạo ở các trường chuyên ngành nên việc đào tạo kỹ năng hành chính còn hạn chế. Do đó, tính chuyên nghiệp trong công vụ của đội ngũ này chưa cao, ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả quản lý.
Công tác xây dựng văn hoá đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ công chức luôn luôn được lãnh đạo Bộ quan tâm và chỉ đạo sát sao trong toàn ngành. Bộ đã xây dựng và ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức viên chức ngành VH,TT&DL nhằm tạo ra môi trường văn hoá, văn minh, lịch sự trong công sở. Đối với lĩnh vực TDTT cũng đã xây dựng được tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với VĐV, HLV, Trọng tài thể thao để áp dụng trong thực tiễn. Đến nay, 92,3% Sở VH,TT&DL có bản quy tắc ứng xử của công chức trong cơ sở.
Trong 10 năm thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 của Bộ VH,TT&DL (trước đây là Bộ Văn hoá Thông tin), công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của ngành đạt được một số kết quả cụ thể. Trong đó đã mở hơn 370 lớp (cả lớp trong kế hoạch và ngoài kế hoạch cả đào tạo trong nước và ngoài nước) với tổng số gần 30000 lượt với đối tượng học viên là các lãnh đạo, công chức, viên chức trong ngành từ cấp cơ sở đến cấp Cục, Vụ, Viện. Theo số liệu thống kê cơ bản báo cáo của 36 Sở trong 3 năm gần đây, đã có 3.021 cán bộ được đào tạo, 1.890 lượt cán bộ được đào tạo lại.
Tuy nhiên, lực lượng cán bộ, công chức có chuyên môn cao trong cả lĩnh vực quản lý nhà nước lẫn trong hoạt động sự nghiệp. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều cán bộ, công chức không đáp ứng được ngạch bậc đang giữ, gây tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Đặc biệt là thiếu các chuyên gia đầu ngành trong các chuyên ngành mà Bộ được giao quản lý.
HX