Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

 Bị bệnh tim có nên tập thể dục?

Bị bệnh tim có nên tập thể dục?

TTO - Tập thể dục đúng cách, đúng liều lượng... sẽ giúp ích rất nhiều cho những bệnh nhân tim.

Tác giả: Lê Dịu Hiền/30 Tháng Sáu 2014/Categories: Thể dục chữa bệnh

 

 

 Bị bệnh tim có nên tập thể dục?

Thật quá mạo hiểm với những người mắc bệnh tim khi họ chơi những môn thể thao có cường độ mạnh như bóng đá, bóng rổ hay quần vợt...

Nhưng không phải vì thế mà tập luyện thể dục thể thao bị gạt ra ngoài cuộc sống đối với những người mắc bệnh về tim mạch.

Bên cạnh việc cai thuốc lá, giảm cholesterol, các bài tập thể dục đúng mực được xem như một trong những phương pháp hàng đầu để chữa bệnh tim mạch.

Những lợi ích của việc tập thể dục với tim mạch:

 - Cải thiện hệ thống tim mạch

 - Tăng khả năng lưu thông oxy trong cơ thể

 - Cải thiện các triệu chứng suy tim

 - Hạ huyết áp.

 - Tận dụng những ưu điểm của cholesterol

Những hình thức tập luyện tốt cho người mắc bệnh tim mạch:

 Đi bộ và chạy bộ: Chỉ nên chạy khoảng 2 phút sau mỗi 5 phút đi bộ, trong tổng thời gian khoảng 30 phút.

 Nhảy dây: Nhảy dây liên tục trong 10 phút tương đương với chạy chậm trong 30 phút, nên nhảy với nhịp 60-80 lần/phút. Là một trong những hình thức rèn luyện tim mạch tốt nhất.

 Bơi lội: Nước sẽ làm tăng nhịp tim và cải thiện hệ thống tim mạch, nhưng nên tư vấn bác sĩ về tình hình bệnh tim để chọn hình thức bơi thích hợp

 Đi xe đạp, trượt patin, trượt băng hoặc chèo thuyền thư giãn: Là những môn thể thao tăng cường cơ bắp mà lại tuyệt đối an toàn với tim mạch. Ngoài ra còn giúp ích việc trong việc hô hấp.

 Các bài tập aerobic có cường độ nhẹ

Tập luyện như thế nào?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp tập luyện hiếu khí (aerobic) là tốt cho việc cải thiện tim mạch. Theo đó, các động tác sẽ có cường độ và biên độ nhỏ, nhưng tần suất cao, tức là tập luyện những động tác đơn giản, ngắn và lặp đi lặp lại nhiều lần, nhằm có thể hít thở tối đa trong khi tập.

Ngoài ra, điều kiện của môi trường tập rất quan trọng. Độ ẩm cao sẽ khiến cơ thể người mắc bệnh tim mau mệt mỏi, còn nhiệt độ cao sẽ gây cản trợ sự lưu thông. Đừng bao giờ tập luyện ở môi trường quá nóng, quá lạnh hoặc quá ẩm ướt. Cũng đừng uống quá nhiều nước trước khi tập. Những nguyên tác về việc làm nóng (warm up) hay hạ nhiệt (cooldown) tuyệt đối quan trọng với những người mắc bệnh tim.

Thời gian tập như thế nào?

150 phút/tuần chính là con số lý tưởng được đưa ra bởi Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ. Theo đó, người mắc bệnh tim nên tập luyện khoảng 20 đến 30 phút một lần, và ít nhất 5 lần trong 1 tuần.

Nếu bạn cảm thấy quá mệt, không đủ sức để tập liên tục 20-30 phút mỗi lần, có thể thay thế bằng việc tập 5 phút-nghỉ 5 phút, trong khoảng thời gian 90 phút.

Hãy ngưng ngay việc tập thể dục khi có những triệu chứng sau:

 - Đau ngực

 - Chóng mặt, hoa mắt

 - Bỗng dưng cảm thấy nặng nề không rõ lý do

 - Bị áp lực lớn ở cổ, ngực, quai hàm hoặc cánh tay, vai

Đây đều là những triệu chứng của việc tái phát bệnh tim, hãy luôn mang theo đồng hồ đo nhịp tim khi tập luyện.

HUY ĐĂNG (Theo Trung tâm sức khỏe National Jewish, Hoa Kỳ)

Số lượt xem (2325)/Bình luận (0)

Lê Dịu Hiền

Lê Dịu Hiền

Other posts by Lê Dịu Hiền

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.