Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

3 Hội chứng nguy hiểm do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

3 Hội chứng nguy hiểm do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Tác giả: Ngô Quang Hậu/30 Tháng Chín 2015/Categories: Thể dục chữa bệnh

Khi đốt sống cổ bị thoái hóa trầm trọng sẽ làm cho các chồi xương và khối lồi thoát vị đĩa đệm phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau gây ra nhiều hội chứng phức tạp. Nếu không điều trị kịp thời thoái hóa cột sống cổ sẽ nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.

1. Hội chứng cổ – tủy sống

Hậu quả của hội chứng cổ – tủy sống do thoái hóa cột sống cổ gây ra rất nặng nề. Phần lớn trường hợp khối lồi hay thoát vị đĩa đệm và các chồi xương phát triển theo hướng ra bên hoặc sau – bên. Chỉ trong các trường hợp ngoại lệ, đĩa đệm mới lồi ra theo hướng trung tâm hoặc cạnh – trung tâm thì mới gây chèn ép tủy.

Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là:

Chủ yếu xuất hiện ở hai chi dưới, tăng phản xạ gân xương.
Phản xạ bệnh lý bó tháp dương tính hoặc rối loạn cảm giác kiểu phân ly.
Liệt nửa người hay hạ liệt cứng (liệt hai chân) cũng có thể xảy ra.
Khi bệnh chuyển sang mạn tính: bệnh nhân bị rối loạn dáng đi và dẫn đến mất điều hòa vận động (thất điều).
Tổn thương tủy sống do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có đặc điểm là xuất hiện rất từ từ với ít hoặc nhiều hội chứng không đặc hiệu.
Bệnh thường được phát hiện muộn. Chẩn đoán xác định bằng chụp tủy, chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ và loại trừ u tủy cổ.
Về điều trị: chỉ có phẫu thuật mới mang lại kết quả tốt với điều kiện phải được xử trí sớm.
2. Hội chứng cổ – nội tạng

Hội chứng cổ – nội tạng thường gặp là hội chứng cổ – tim và hội chứng cổ – túi mật

Hội chứng cổ tim:

Các biểu hiện lâm sàng:

Xuất hiện những cơn đau thắt tim do thoái hóa cột sống cổ.
Đau âm ỉ ở vùng tim trong bệnh lý cột sống cổ(Gunther và Sampson là những người đầu tiên mô tả).
Tiếp sau đó là các rối loạn tim hoặc đau vùng ngực trên trong sụn thoái hóa cột sống cổ.
Những thay đổi bệnh lý của các hạch giao cảm cổ có thể do thoái hóa cột sống có thể ảnh hưởng đến sự chi phối thần kinh ở tim qua dây thần kinh tim.
Những nhánh của năm hạch lưng trên của dây phế vị (dây thần kinh sọ não số X) và dây thiệt – hầu cũng đi qua đám rối thần kinh tim nông và sâu.(GS. Yumashev đã gặp 170 trường hợp hội chứng cổ tim, trong đó có 32 trường hợp được chuyển từ khoa nội sang)
Người bệnh có cảm giác đau như đè nén, như khoan ở toàn bộ vùng tim hoặc sau xương ức.
Cơn đau kéo dài từ 60 – 90 phút.
Có bệnh nhân khởi phát đau ở vùng tim, có bệnh nhân có cơn co giật, được báo trước bằng đau ở vùng vai, đặc biệt ở khu vực giữa hai xương bả vai (vùng lưng).
Đặc trưng là triệu chứng đau ở vùng tim tăng lên khi cử động đầu hoặc nâng một cánh tay lên hoặc ho.
Rối loạn cảm giác kiểu “nửa áo khoác” chỉ thấy ở ít bệnh nhân.
Trong cơn đau vùng tim, có các triệu chứng đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và ngoại tâm thu.
Trên điện tâm đồ không có những biến đổi đặc hiệu của thiếu máu cơ tim. C
Chụp Xquang cột sống cổ đều có biểu hiện thoái hóa.
Hội chứng cổ – túi mật:

Cũng như hội chứng tim, hội chứng túi mật trong thoái hóa cột sống cổ đã được nhiều tác giả giải thích bằng cơ chế phản xạ và do nguồn gốc rối loạn thần kinh thực vật ở khu vực cổ.

3. Hội chứng cổ sau chấn thương

Nguyên nhân gây hội chứng:

Do vị trí và đặc điểm sinh – cơ học của cột sống cổ là ở thế bất lợi của một bộ phận tương đối lỏng lẻo giữa đầu và thân nên đặc biệt dễ bị chấn thương.
Nếu một trong hai phần cơ thể (đầu hoặc thân) bị tăng tốc hoặc hãm đột ngột thì cột sống cổ phải chịu sức căng rất lớn.
Nếu đĩa đệm cột sống chưa bị thoái hóa, khả năng đàn hồi có thể cáng đáng được chức năng thì cột sống cổ có thể vượt qua được những đụng độ, chấn thương mạnh.
Khi đã bị thoái hóa thì đĩa đệm cột sống dễ bị tổn thương nhất.
Tùy theo hướng và cường độ của lực tác động, cột sống cổ phải chịu tổn thương theo nhiều cơ chế khác nhau.
Cột sống có thể vận động về các phía nên các vận động quá tầm như quá cúi, quá ưỡn hay quay cổ về bên quá mức thường dễ xảy ra trong lao động nghề nghiệp hay trong đời sống sinh hoạt, thể thao (phi công, nhảy cầu bổ nhào đầu xuống nước…), tai nạn giao thông.
Nhìn chung, hội chứng cổ sau chấn thương cũng có biến chứng tương tự, gần giống với những rối loạn nội tạng và tổn thương hệ thần kinh trung ương nên dễ bị coi nhẹ, dễ nhầm trong chẩn đoán nguyên nhân, dẫn đến hướng xử trí đơn giản, chậm, không lường được những hậu quả nặng nề của quá trình tiến triển bệnh. Người bệnh cũng cần cảnh giác, tự mình theo dõi trước những diễn biến bất thường từ lúc mới khởi phát bệnh và không ngần ngại đến với thầy thuốc chuyên khoa.

 

Theo artrex.vn


Số lượt xem (941)/Bình luận (0)

Tags:
Ngô Quang Hậu

Ngô Quang Hậu

Other posts by Ngô Quang Hậu

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.