Trong thi đấu Pencak Silat các kỹ thuật của Pencak Silat còn được gọi là quy định kỹ thuật của thi đấu hay quy định kỹ thuật trận đấu. Đây là những quy định cơ bản về thi đấu đối kháng Pencak Silat được áp dụng trong các trận đấu và được chia thành 4 nhóm quy tắc như sau:
– Tuân thủ luật thi đấu Pencak Silat.
– Bắt đầu bằng cách lập thế và di chuyển theo các bộ pháp, thế tấn của Pencak Silat.
– Ra đòn tấn công, phòng thủ, đánh ngã.
– Trở về vị trí lập tấn ban đầu và bắt đầu di chuyển.
1. Tuân thủ luật thi đấu Pencak Silat:
Bất kỳ trận đấu đối kháng nào cũng phải tuân thủ luật thi đấu Pencak Silat.
2. Bắt đầu bằng cách lập thế và di chuyển theo các bộ pháp, thế tấn của Pencak Silat

a) Bắt đầu thi đấu:
Trận đấu bắt đầu bằng cách lập thế và di chuyển theo các bộ pháp, thế tấn của Pencak Silat.
b) Thế lập tấn là tư thế đầu tiên trước khi di chuyển tiếp cận hay tránh né để tấn công hay phòng thủ, tư thế lập tấn là sự tổng hợp của các phần sau:
– Thế tấn: Có 8 thế tấn đó là: Tấn trọng tâm trước (Tấn trước), Tấn trọng tâm trước xoay người (Tấn xoay), Tấn trọng tâm trước chéo (Tấn chéo), Tấn trung bình ngang (Tấn ngang), Tấn trọng tâm sau (Tấn sau), Tấn trung bình bên (Tấn bên), Tấn trọng tâm trước mở (Tấn mở) và Tấn co chân.
– Hướng thân người: Đối diện, đổi bên xoay người.
– Thế tay thủ: Những tư thế lập thế bị cấm là:
+ Tư thế lập tấn không có tay thủ (hai tay buông thõng).
+ Thế tấn không thuộc 8 thế tấn quy định nói trên.
+ Tư thế và phong cách không phải của Pencak Silat.
c) Di chuyển tiếp cận hay tránh né:
Được thực hiện theo các bộ pháp, thế tấn đồ hình di chuyển của Pencak Silat. Các bộ pháp, thế đồ hình di chuyển phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đẹp mắt.
– Thế tấn di chuyển chuẩn xác: là 8 thế tấn nói trên.
– Bộ pháp di chuyển chuẩn xác: bao gồm các bước di chuyển : Bước thường, bước nhấc chân, bước di chân và bước dích chân.
– Đồ hình di chuyên: Đường thẳng, Chữ U, Chữ nhật, Tam giác, Ziczắc, Chữ S, Chữ X.
Các cách di chuyển bị cấm là: Bước chạy, nhảy liên tục tại chỗ, nhảy vọt về trước hoặc về sau.
4. Ra đòn tấn công, phòng thủ, đánh ngã đối phương

a) Đòn phòng thủ:
Kỹ thuật phòng thủ là những kỹ thuật căn bản dùng để chống trả lại đòn tấn công của đối phương. Đòn phòng thủ bao gồm các đòn gạt đỡ, tránh né, lách đòn, hoá giải.
– Đòn gạt đỡ: Là các kỹ thuật dùng cánh tay, bàn tay để cản đòn tấn công hay thay đổi hướng đòn tấn công của đối phương.
– Đòn tránh né: Là các kỹ thuật tránh khỏi hướng tấn công của đối phương bằng cách thay đổi thế tấn, vị trí và di chuyển bằng các bộ pháp.
– Đòn lách: Là các kỹ thuật tránh đòn tấn công của đối phương bằng cách đảm bảo thân người nhưng không thay đổi thế tấn hay vị trí.
– Đòn hoá giải: Là các kỹ thuật làm cho đòn tấn công của đối phương bị vô dụng bằng cách sử dụng các kỹ thuật tấn công hay các kỹ thuật đặc biệt khác.
b) Đòn tấn công:
Kỹ thuật tấn công là những kỹ thuật căn bản dùng để đánh trúng đối phương hoặc làm cho đối phương không còn khả năng duy trì tấn công hay hạn chế sự tấn công của đối phương. Đòn tấn công bao gồm các đòn tay, đòn chân, đòn cắt kéo, đòn quét trước, quét sau.
– Đòn tấn công bằng tay hợp lệ: Là những đòn đánh thẳng và phải trúng giáp bảo vệ (đích tấn công hợp lệ).
Các đòn cấm là những đòn đánh vào những vùng cấm, những đòn đánh móc từ dưới lên.
– Đòn tấn công bằng chân hợp lệ: Đá trước, đá vòng cầu, đá ngang, đá sau.
c) Đòn đánh ngã:
Là các kỹ thuật cao cấp dùng để làm cho đối phương bị ngã và không thể tấn công lại được. Kỹ thuật đánh ngã bao gồm các kỹ thuật sau: cài móc, tỳ hông, bốc, quét, móc đẩy,cài đẩy, cắt kéo.
Những đòn đánh ngã không được công nhận là:
– Sau khi thực hiện đòn đánh ngã chưa thoát ly, vẫn để đối phương tóm giữ tay, thân người, vai và cổ.
– Thời gian thực hiện đòn đãnh ngã quá 3 giây.
– Sau khi thực hiện đòn đánh ngã bị ngã theo đối phương.
4. Trở về vị trí lập tấn ban đầu và bắt đầu di chuyển:
Sau khi thực hiện các đòn tấn công, phòng thủ, võ sĩ thi đấu lại thoát ly khỏi tầm đòn, lập tấn, di chuyển và chuẩn bị đợt tấn công phòng thủ mới.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.
Theo sanchoi.com.vn