Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

5 giai đoạn phát triển đáng nhớ của Bóng rổ

5 giai đoạn phát triển đáng nhớ của Bóng rổ

Tác giả: Trần Thúy Hằng/06 Tháng Sáu 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Sự phát triển của môn Bóng rổ đã kéo theo nhiều sự thay đổi về luật, trang thiết bị, dụng cụ, … Có thể chia ra các giai đoạn phát triển của môn Bóng rổ như sau:

1. Giai đoạn 1 (1891 – 1918):

Bóng rổ đã phát triển từ một trò chơi thành một môn thể thao. Từ chỗ tạo ra để làm sinh động giờ học, Bóng rổ đã trở thành một môn thể thao được tiếp nhận một cách nhanh chóng và phổ biến rộng rãi.

Năm 1892 G. Nâysmit đã cho xuất bản “Sách luật chơi Bóng rổ” gồm 15 điều.

G. Nâysmit người phát minh và đặt nền móng cho Bóng rổ

Từ năm 1894 Luật bóng rổ chính thức được xuất bản và vận dụng tại Mỹ, và các cuộc thi đấu đã được tổ chức. Giai đoạn này bóng rổ phát triển rất nhanh, đã xuất hiện chiến thuật tấn công, phòng thủ, xác định được chứng năng, vị trí của từng cầu thủ. Giai đoạn này Bóng rổ được phát triển sang các nước: Nhật, Trung Quốc, Philippin rồi sang châu Âu, Nam Mỹ.

Năm 1904 tại Mỹ đã tổ chức trận đấu bóng rổ đầu tiên nhân dịp Đại hội thể thao toàn quốc Mỹ. Trận đấu này mang tính chất biểu diễn, giới thiệu cho các quan khách trong nước và quốc tế biết về môn Bóng rổ.

2. Giai đoạn 2 (1919 – 1931):

Đặc điểm tieu biểu của giai đoạn này là các hiệp hội Bóng rổ quốc gia của các nước được thành lập và bắt đầu có các cuộc thi đấu quốc tế.

Năm 1919, Giải bóng rổ quốc tế đầu tiên được tổ chức giữa các đội quân đội của Mỹ, Italia, Pháp.

Năm 1923 các cuộc thi đấu Bóng rổ quốc tế đầu tiên của nữ được tổ chức ở Pháp giữa các Đội Pháp, Italia, Tiệp Khắc.

3. Giai đoạn 3 (1932 – 1947):

Trong giai đoạn này Bóng rổ được phát triển rộng rãi trên thế giới.

Ngày 18/06/1932 Liên đoàn Bóng rổ thế giới (Federation International Amateur – viết tắt là FIBA) đã được thành lập với 8 thành viên của 8 quốc gia: Italia, Argentina, Hi Lạp, Latvia, Bồ Đào Nha, Rumani, Thụy Sỹ và Tiệp Khắc (cũ).

Năm 1935 Bóng rổ được công nhận là môn thể thao có trong chương trình thi đấu Olympic.

Tại thế vận hội XI năm 1936 – Beclin (Đức), Bóng rổ nam lần đầu tiên được đưa vào thi đấu. Có 21 nước tham dự và Mỹ đã đoạt danh hiệu vô địch.

Năm 1938 giải vô địch bóng rổ đầu tiên của nữ Châu Âu được tổ chức tại Roma (Italia), và đội Italia đã vô địch.

4. Giai đoạn 4 (1948 – 1965):

Đây là giai đoạn mà môn bóng rổ phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thành tích thể thao có sự phát triển mang tính chất nhảy vọt, và có sự tham gia rộng rãi của các nước XHCN.

Số lượng thành viên của liên đoàn Bóng rổ thể giới ngày một tăng lên. Năm 1948 Liên đoàn Bóng rổ thế giới FIBA có 50 thành viên. Đến năm 1965 liên đoàn Bóng rổ thế giới FIBA đã có tới 122 thành viên.

Logo của liên đoàn bóng chuyền thế giới FIBA

Năm 1948 huán luyện viên người Mỹ T. Arter lần đầu tiên đã đưa ra môn Bóng rổ mini, được áp dụng giành cho trẻ em 8-12 tuổi được tổ chức theo luật đơn giản hơn nhiều.

Năm 1950 Giải vô địch thế giới nữ được tổ chức tại Chile

Sự thay đổi về luật phù hợp với sự phát triển kỹ chiens thuật ngày càng cao yêu cầu các vận động viên phải thi đấu tích cực. Các điều luật quy định về thời gian nhằm bắt buộc các trận đấu diễn ra tích cực hơn như: luật 30” và 3”  đã được bổ sung (hiện nay luật 3” vẫn còn được sử dụng còn luật 30” được thay bằng luật 24”).

5. Giai đoạn từ 1966 đến nay:

Trong giai đoạn này vào năm 1972, tại đại hội Olympíc lần thứ 20 tổ chức ở Muynich ( cộng hoà liên bang Đức ), Bóng rổ nữ đã được đưa vào chương trình thi đấu.

Và từ đó đến nay phong trào bóng rổ cả Nam và Nữ đều được phát triển mạnh mẽ, lan rộng ra khắp thế giới. Thu hút ngày càng đông các nước đăng ký tham gia trở thành thành viên của Liên đoàn Bóng rổ thế giới FIBA.

Năm 1983 số lượng thành viên của Liên đoàn Bóng rổ thế giới là 157 nước.

Hiện nay số lượng thành viên của Liên đoàn Bóng rổ Thế giới đã lên tới 213 quốc gia.


 

Theo sanchoi.vn


Số lượt xem (126)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.