Người sau 50 tuổi duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm nguy cơ mắc những bệnh mãn tính không lây như loãng xương, tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp… Cân nặng hợp lý phụ thuộc vào chiều cao của mỗi người, tính theo chỉ số khối BMI = cân nặng (kg)/chiều cao x chiều cao (m). BMI khỏe mạnh ở trong khoảng 18.5 - 22.9.
2. Tập thể dục thường xuyên
Qua ngưỡng 50 tuổi, chúng ta vẫn nên duy trì những hoạt động thể dục phù hợp với sức khỏe như đi bộ, cầu lông, đi xe đạp, thái cực quyền… Theo nhiều nghiên cứu, chỉ 30 phút hoạt động cơ thể mỗi ngày cũng mang đến những lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát cân nặng, thư thái tinh thần, tăng cường trao đổi chất, tăng sức đề kháng trước bệnh tật từ đó có sức khỏe tốt hơn.
3. Giữ tinh thần sảng khoái, nhẹ nhàng
Theo Đông y, các cảm xúc lo lắng, buồn bã, tức giận đều có hại cho sức khỏe. Đã qua tuổi 50, chúng ta đã dần ổn định về gia đình và sự nghiệp. Đây là lúc cần phải quẳng bớt gánh lo đi để tận hưởng cuộc sống. Người U50+ hãy thường xuyên giao lưu với bạn bè, tham gia những hoạt động xã hội giúp đỡ cộng đồng để cuộc sống giàu màu sắc ý nghĩa.
4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Qua tuổi 50, chúng ta nên dành thời gian đi khám sức khỏe định kỳ 1 - 2 lần/năm. Ở tuổi này, nguy cơ mắc một số bệnh lý về huyết áp, tiểu đường, loãng xương, viêm khớp… tăng cao. Tầm soát để phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường giúp điều trị bệnh dứt điểm ngay từ sớm.
5. Dinh dưỡng đúng
Khi lớn tuổi, cơ quan tiêu hóa hoạt động kém hơn trước, khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể giảm, việc ăn uống ở người tuổi 50 cần phải có những thay đổi phù hợp.
Một số mẹo ăn uống dành cho tuổi sau 50:
Chỉ nên ăn mỗi bữa 1 đến 1,5 chén cơm với ít nhất phân nửa phần ngũ cốc là nguyên vỏ, nguyên hạt như các loại đậu đỗ, gạo lứt còn cám, các loại khoai, bắp…
Chất đạm: nhu cầu trung bình: 1-1,2g/kg/ngày tương ứng người nặng 55kg có thể ăn 55g đạm/ngày, phân bố đều theo các bữa ăn và bao gồm cả đạm động, thực vật.
Hạn chế chất béo no, transfat từ da, phủ tạng động vật, thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh. Ưu tiên chất béo không no một nối đôi Omega 3, Omega 6 từ những loại cá biển sâu như: cá hồi, cá trích, cá ngừ... hay từ dầu thực vật.
Ăn khoảng 300-400g rau xanh, 2- 3 phần trái cây mỗi ngày (tương đương 1 trái táo,1 trái cam, ½ ly nước ép trái cây…).
Uống đủ nước (trung bình 2 l/ngày). Thay thế cà phê, rượu bia, nước uống có gas bằng nước lọc, trà hoặc nước ép trái cây không đường.
6. Uống thêm sữa dành cho tuổi trung niên mỗi ngày
Người trên 50 tuổi hệ tiêu hóa bắt đầu giảm nhanh, cơ thể khó có thể hấp thu đủ dưỡng chất từ bữa ăn hàng ngày trong khi nhu cầu về vi chất lại tăng. Nếu không chú trọng thay đổi thói quen hàng ngày dễ dẫn tới tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Theo BS Từ Ngữ, việc uống sữa mỗi ngày giúp người lớn tuổi bù đắp các thiếu hụt dinh dưỡng, duy trì sức khỏe và tăng sức đề kháng. Bởi vì sữa cho tuổi sau 50 cung cấp nguồn đạm lỏng dễ hấp thu, hội tụ đa dạng vitamin và khoáng chất, canxi và vitamin D tốt cho xương, cung cấp các acid béo tốt cho tim mạch trí nhớ như MUFA, PUFA và được bổ sung thêm chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động tốt.