1. Kỹ thuật căn bản ( Kihon) là nền tảng quan trọng nhất.
Thử tưởng tượng bạn xây một ngôi nhà cao tầng, nếu nền móng không vững chắc thì căn nhà không bao giờ đứng vững được. Kihon chính là nền móng của căn nhà Kendo của bạn. Do đó, các bài tập luyện thường tập trung vào các kỹ thuật căn bản nhất bắt đầu từ bộ pháp.
2. Thành công tùy thuộc vào sự lặp đi lặp lại.
Bất cứ một kỹ thuật nào cũng cần lặp đi lặp lại cho đến khi nó thành bản năng. Để nắm vững mtj kỹ thuật bạn phải tập ít nhất 10000 lần. Do đó, ngày nào vào sân các bạn cũng phải tập đi tập lại những bài tập căn bản để xây dựng nền tảng. Sau này, khi trình độ tốt hơn, bạn sẽ tập các bài tập phức tạp hơn.
3. Các bài tập phải luôn gắn kết với nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Nếu tập theo tiến trình từ đơn giản đến chi tiết, phức tạp bạn sẽ rất dễ dàng tiếp thu các bài tập có kỹ thuật nâng cao, còn nếu không thì sẽ rất khó theo kịp.

4. Các bài tập phải liên tục, cường độ cao, giảm thiểu tối đa thời gian chết.
Mục đích là xây dựng thể lực qua những bài tập căn bản, không nhất thiết cứ phải tập 1000 suburi là xây dựng thể lực. Ví dụ như tập suburi, mỗi bài tập chỉ cần 30 cái, nhưng phải thực hiện nhiều bài tập iên tục với cường độ cao, dần dần, thể lực của bạn sẽ tăng lên.
5, Tiến lên, không bao giờ lùi
Đứng trước một đối thủ mạnh, phản ứng tự nhiên của chúng ta là e sợ, do đó chúng ta hay chần chừ. Việc rèn luyện tinh thần ở đây là dám tiến vào tấn công, dám đối mặt với sự sợ hãi của bản thaanminhf dù cho kết quả có ra sao đi nữa. Do đó, ở trình độ căn bản, không nên học các bài tập phản công ví đơn giản là nếu không có tinh thần vững chãi, không e ngại, sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào, đã được trui rèn qua một thời gian dài, thì bạn không bao giờ đánh được các kỹ thuật phản công. Người ta vẫn thường hiểu lầm rằng kỹ thuật phản công là chờ đối phương ra đong rồi mình phản công. Thật sự không phải vậy. Kỹ thuật phản công là phải chủ động chiếm tiên cơ, dẫn dụ đối phương tấn công vào thời điểm mình muốn. Nếu không nẵm vững kỹ thuật tấn công bạn không thể nào đánh được phản công.

6. Trui rèn tinh thần qua khổ luyện thể chất.
Người ta hay nói võ thuật rèn luyên tinh thần nhưng việc rèn luyện tinh thần không phải ở chỗ nói miệng, rèn luyện tinh thần chính là qua những bài tập khó khăn, vất vả. Bài tập Kakarigeiko cũng vậy ( tấn công iên tục). Dù cho mệt mỏi đến chừng không thể nào di chuyển thêm được nữa, ta vẫn phải cố gắng tập trung ý chí đánh thêm một lần nữa. Qua sự khổ luyện như thế, ta dần dần sẽ sẽ xây dựng ddowcj tinh thần bất khuất, không chịu đầu hàng số phận, và dù gặp phải hoàn cảnh nào trong cuộc sống ta vẫn phải cố gắng hết mình. Đạo trong kiếm đạo có ý nghĩa là áp dụng tinh thần đó vào cuộc sống hàng ngày. Lấy rèn luyện thể chất để trui rèn tinh thần chứ không phairlaf những bài giảng đạo hay ho bóng bẩy mà thực chất không có ý nghĩa.
Việc khó nhất trong Kendo không phải là làm thế nào để thực hiện một kỹ thuật nâng cao, hay làm thế nào để chiến tháng đối phương. Đó là làm thế nòa để giành thời gian luyện tập hàng ngày.
Theo sanchoi.vn