Tập tối thiểu trong khoảng 15 phút, trong đó có phần khởi động và thư giãn sau bài tập. Dưới quãng thời gian này việc tập không có tác dụng. Tập dài hơn cũng làm các cơ nhức mỏi, tốt nhất chỉ trong khoảng 10-15 phút cho một bài tập với các tư thế liên hoàn. Tập yoga vào buổi sáng để làm cơ bắp dẻo dai dần, tập yoga vào buổi chiều tối nên chọn những động tác thư giãn làm cơ thể thoải mái sau một ngày mệt mỏi. Nếu tập vào buổi sáng, nên tập thở trước khi tập động tác (asana). Nếu tập yoga vào buổi tối, nên tập động tác trước và tập thở sau từ 15 đến 30 phút sau đó. Nếu tập tối muộn cần được chỉ dẫn, không nên chào mặt trời nhiều vòng khi tập sau 8h tối.
2- Bước vào buổi tập với cái bụng rỗng
Nhiều chuyên gia khuyên rằng không nên ăn trước khi tập 2 tiếng đồng hồ. Điều này là ổn với người tập, nhưng tốt nhất vẫn là tập khi bụng chưa có gì, vì thế buổi sáng khi mới ngủ dậy được đánh giá là thời điểm tập Yoga tốt nhất.
3- Người bị bệnh vẫn có thể tập Yoga, nhưng cần hết sức cẩn thận theo sự tư vấn của huấn luyện viên và bác sĩ
Cơ thể con người được cấu tạo khác nhau và khả năng trí tuệ Test IQ cũng như năng lự tập trung ý chí của mỗi người cũng không hề giống nhau, do đó các asana cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người. Chẳng hạn, tư thế cây nến không thích hợp với người bị đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao. Cần có sự chỉ dẫn, tư vấn của những huấn luyện viên chuyên nghiệp để tránh cho người bệnh gặp các sự cố nguy hiểm trong quá trình tập.
4- Khởi động kỹ và đúng cách
Có rất nhiều người coi thường khoảng thời gian khởi động trước khi tập mà không hề biết rằng, giai đoạn này rất quan trọng, nhất là với tập Yoga. Trước khi tập, bạn hãy khởi động khoảng 15 phút với các động tác xoay các khớp căng cơ… Quá trình này là rất cần thiết để giúp các cơ giãn ra, dần thích nghi với cường độ tập luyện tăng cao sau đó, nhằm giảm thiểu tối đa chấn thương gặp phải khi tập. Khi các cơ giãn, trở nên mềm dẻo và linh hoạt hơn, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc thực hiện các asana khó. Nếu không khởi động, cơ gân chưa giãn, còn cứng, cơ thể chưa được làm nóng lên thì khi tập chấn thương cơ, gân, xương là điều rất dễ xảy đến.
5- Tập luyện chăm chỉ, không chạy theo phong trào
Quá trình tập luyện yoga bao gồm 5 bước, bao gồm: ngồi tư thế thiền tập thở, khởi động, tập các asana, xoa bóp 1 số bộ phận trong cơ thể và thư giãn. Việc luyện tập đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác. Vì vậy để có thể luyện tập yoga có hiệu quả người tập cần phải có sự nhẫn nại, kiên trì và thậm chí cố gắng trong cả đời người để có thể đi đến cùng. Ngay các văn bản cổ xưa của yoga cũng nói rằng môn này không thể đạt hiệu quả đối với những người phàm tục, lười biếng. Tất cả mọi người hiện đang luyên tập hay có dự định luyện tập yoga cần phải tâm niệm chú ý rằng tập yoga không phải là một trò chơi ở phòng khách hay một trào lưu nhất thời, càng không thể tập theo ý thích nhất thời hay theo ý muốn của người khác. Cần tập Yoga đều đặn, hàng ngày, đúng quy trình và tuân thủ nguyên tắc để đạt được hiệu quả như mong muốn.
6- Thảm tập Yoga
Nên tập asana trên một tấm thảm hoặc chiếu. Không nên tập asana trên nền đất trống bởi như vậy có thể bị cảm lạnh và những chất do cơ thể tiết xuất ra khi tập asana có thể bị phá huỷ. Hơn thế, thảm tập cũng cần phải được thường xuyên làm vệ sinh để tránh những chất bẩn, mồ hôi bám dính làm trơn trượt bề mặt thảm, dễ xảy ra sự cố trong quá trình tập.