Nó làm mất cân bằng cơ thể, trọng lượng phân bố không bình thường, thay đổi dáng đi và làm tăng sức ép lên phần chi dưới. Mũi giày hẹp còn khiến cho các cơ ngón chân không thể duỗi thẳng ngay cả khi tháo giày… Đó là lý do tại sao bàn chân cũng như sức khỏe của bạn có thể bị tổn thương nghiêm trọng sau một ngày ép chân trên đôi
giày cao gót.
Nếu bạn vẫn bỏ ngoài tai những tác hại sức khỏe vì vẻ đẹp của đôi giày cao gót thì chuyên mục có thể mách bạn một giải pháp đệm, giúp bạn giảm bớt những tác động xấu do đôi giày cao gót mang lại. Dưới đây là 7 bài tập tốt nhất cho người đi giày cao gót mà bạn có thể tham khảo.
1. Động tác lưỡi cày
Tác dụng: Động tác này giúp làm giãn các phần gân Achilles ở bắp chân vốn bị nén lại, gây đau khi bạn bước đi trên đôi giày cao gót.
Ảnh minh họa
Đứng thẳng trên sàn, hai tay giơ lên cao, thẳng dọc thân. Cúi gập người xuống cho tới khi hai bàn tay chạm và đặt lên mặt sàn, hai chân và cánh tay vẫn duỗi thẳng, mông hướng về phía trần. Cả người bạn bây giờ tạo thành chữ V (hình A).
Nâng gót chân phải lên, đạp chân lên và xuống (hình B). Đổi sang chân còn lại và cố gắng để hạ toàn bộ gót chân xuống sàn. Động tác này gần tương tự với động tác đạp xe. Bạn thực hiện khoảng 10 lần mỗi chân.
2. Động tác đẩy
Tác dụng: Động tác này giúp làm căng các mô bắp chân bị nén ép, bị ngắn và chặt lại khi đi giày.
Ảnh minh họa
Đứng thẳng đối mặt với một bức tường, cách một khoảng bằng chiều dài cánh tay, hai chân xếp chữ V. Giơ hai tay song song trước mặt. Đặt tay lên bức tường và ưỡn ngực về phía trước. Một chân bước lên, hơi chùng xuống và đổ thân dần về phía trước, phần chân còn lại giữ thẳng và căng ra. Lúc này bạn sẽ cảm thấy căng ở phần bắp đùi sau. Giữ hai giây, sau đó thả căng, đổi chân còn lại. Mỗi chân thực hiện 8 lần.
3. Động tác cuộn
Tác dụng: Đây là động tác tác động sâu đối với phần gân Achilles ở bắp chân. Sau khi đã được khởi động ở động tác 1, các phần gân này sẽ được luyện tập và
thư giãn hơn ở động tác này.
Ảnh minh họa
Ngồi trên sàn nhà, hai chân thẳng, bàn tay chống về phía sau lưng. Đặt một con lăn dưới chân phải và vắt chéo chân trái trên chân phải. Nâng mông của bạn lên một vài centimet khỏi mặt sàn (hình A). Nâng cơ thể và đẩy thân bạn về phía trước như bạn cuộn con lăn lên bắp chân của bạn (hình B). Tiếp tục lăn con lăn lên xuống bắp chân bạn một cách từ từ. Cuộn khoảng 2 – 3 phút cho mỗi bên.
4. Động tác lăn gan bàn chân
Tác dụng: Đau khớp đế chân là một bệnh thường gặp ở những người đi giày cao gót do trọng lượng phân bố không bình thường.
Ảnh minh họa
Động tác này giúp cho phần đế chân được thư giãn, mát xa và trở nên dẻo dai hơn. Đồng thời, các ngón chân được giúp duỗi thẳng nhờ động tác này
Bài tập này khá đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở văn phòng hoặc khi xem tivi. Lấy một quả bóng cứng, nhỏ, chẳng hạn như bóng tenis, bida hay quả bóng golf. Đứng gần một bức tường để giữ thăng bằng. Đặt bóng dưới gan bàn chân của bạn. Lăn bóng lên xuống bàn chân của bạn, tập trung vào phần gan bàn chân này. Kiểm soát cường độ bằng cách thay đổi trọng lượng của bạn và sức nén ép cơ thể của bạn xuống quả bóng. Di chuyển khoảng 1 phút mỗi chân.
5. Động tác mắt cá chân
Tác dụng: Giày cao gót làm mất cân bằng, dễ ngã có thể gây tổn thương cho phần mắt cá chân và ống cổ chân. Động tác này vừa giúp cho cổ chân linh hoạt lại giúp thư giãn cho phần gót chân bị kích thích khi đi giày.
Ảnh minh họa
Đứng thẳng, hai tay ôm đùi trái, nhấc lên cao ngang với phần hông, bắp đùi song song với mặt sàn (hình A). Chỉ di chuyển ở phần mắt cá chân, từ từ xoay cổ chân thành một vòng tròn (hình B, C). Làm năm vòng cho mỗi chân.
6. Động tác gối
Tác dụng: Động tác giúp thư giãn các mô bắp chân.
Ảnh minh họa
Nằm ngửa trên sàn nhà, kéo bàn chân lên, gập đầu gối và đặt bàn chân của bạn bằng phẳng trên sàn (hình A). Nâng hông của bạn lên để tạo thành một đường thẳng từ đầu gối và ngực của bạn (hình B). Ép mông của bạn trong 1 giây, sau đó trở về vị trí bắt đầu. Làm 20 lần trong khoảng 3 đợt. Nghỉ ngơi một phút giữa mỗi đợt.
7. Động tác giữ thăng bằng
Tác dụng: Động tác này tăng sức bền cho phần chân, cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, đồng thời tác động tốt đến phần xương sống.
Ảnh minh họa
Đứng thăng bằng trên chân trái trong khi giữ một cặp tạ gần đùi của bạn (hình A). Duỗi thẳng chân phải về phía sau, đổ thân về phía trước cho đến khi bạn cẩm thấy căng ở gân kheo trái, hai tay cầm tạ buông xuống giữ thăng bằng. Lúc này chân phải và thân trước tạo thành một đường thẳng (hình B). Thu chân phải về, trở lại vị trí ban đầu, đổi chân. Thực hiện 10 lần mỗi chân
Theo afamily.vn