1. Nơi đặt tạ không an toàn
Đây là một lỗi không thể bỏ qua vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tập luyện của bạn. Khi đã hoàn thành động tác và gác thanh tạ lên giá, nếu giá đặt tạ này không đúng chuẩn sẽ rất dễ gây chấn thương. Đơn giản vì lúc đó bạn đã thật sự kiệt sức và nếu giá đỡ không còn là người bạn đồng hành thì thật là tai họa. Vậy nên bạn rất cần kiểm tra giá tạ và đảm bảo nó hoàn toàn đủ “sức” để gánh khối lượng của toàn thanh tạ.
2. Không làm chủ khớp gối
Rất nhiều trường hợp khi tập Squat với thanh tạ chỉ thường chú tâm vào sức chịu đựng của cơ đùi và cơ vai mà quên đi khớp gối. Nếu như cứ duy trì tình trạng này chắc chắn bạn sẽ dễ bị chấn thương đầu gối- nơi tập trung nhiều khớp, dây thần kinh. Vậy nên bạn nên lưu ý khởi động đầu gối thật kỹ lưỡng, tập luyện có chú tâm và phần khớp quan trọng này.
3. Chỉ chú tâm tập vào phần lưng dưới
Động tác Squat vác tạ đồng thời tập luyện cho nhiều nhóm cơ thế nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp chỉ chú trọng vào phần lưng dưới mà quên các cơ còn lại. Có thể xuất phát từ những hiểu nhầm, các mems tập thể hình thường chỉnh chu sau cho gốc tác động vào lưng dưới phải thật hoàn hảo. Điều quan trọng hơn là bạn nên dành cho việc làm sao để Squat sâu hơn, để ý đến khớp gối, hông, và vai.
4. Nhón chân
Bạn không nên nhón chân trong suốt quá trình thực hiện động tác này- đó là nguyên tắc cần được thực hiện. Việc nhón chân có thể làm bạn mất thăng bằng và dễ dẫn đến chấn thương cổ chân do áp lực của phần thân trên là vô cùng lớn. Hãy giữa đôi chân bám sàn thật vững chắc, thực hiện những động tác từ tốn và hiệu quả!
5. Tốc độ tập quá nhanh
Bạn hãy từ từ cảm nhận và “thưởng thức” từng rep tập. Việc thực hiện nhanh đối với động tác Squat với thanh tạ nói riêng và các động tác tập thể hình nói chung đều là “cấm kị”. Thực hiện nhanh, đương nhiên, bạn sẽ cảm thấy các cơ mỏi rất nhanh, mồ hôi đổ rất nhiều thế nhưng hiệu quả lại đi ngược lại. Đơn giản vì quá nhanh, cơ bắp sẽ không được tập luyện đúng cách, bạn cũng sẽ không cảm nhận động tác “thấm” đến đâu. Chính vì vậy bạn hãy thực hiện với tốc độ vừa phải, hít thở đúng cách.
6. Xuống không đủ sâu
Nhiều bạn khi tập chỉ vừa Squat đến khi đùi và cẳng chân tạo vuông góc với nhau thì nhanh chóng đứng dậy trở về vị trí ban đầu. Thế nên bạn phải hạ thấp thân xuống hơn nữa và gần như ngồi xổm xuống. Xuống càng sâu, bạn sẽ giúp cho cơ đùi, mông làm việc nhiều hơn và hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
7. Squat với máy
Những tưởng việc tập với máy kéo thanh tạ sẽ giúp cho động tác Squat của bạn sẽ trở nên tuyệt vời khi quỹ đạo của thanh tạ sẽ chỉ là 1 đường thẳng, không bị lệch. Nhưng bạn đang làm sai. Bởi vì thực ra, khi thực hiện động tác này, thanh tạ sẽ không đi theo 1 quỹ đạo đường thẳng mà theo đường ziczac. Khi bạn Squat và đứng lên, vai của bạn sẽ phải di chuyển hướng lên phía trước tiếp đó là hướng ra sau khi bạn đứng lên. Chính vì thế bạn nên thay đổi ngay suy nghĩ này.
8. Không thực hiện đa dạng các biến thể của động tác
Có rất nhiều biến thể từ động tác Squat với thanh tạ mà bạn có thể lựa chọn để tập luyện. Việc lựa chọn đa dạng cách tập cho 1 động tác sẽ giúp bạn thay đổi cảm giác qua đó thay đổi luôn góc tác động của khối lượng tạ lên cơ thể.
http://www.thehinhnam.com
http://www.thehinhnam.com