Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Bắn súng Thế giới

Bắn súng Thế giới

Lịch sử và sự phát triển môn Bắn súng thể thao trên Thế giới.

Tác giả: Lê Dịu Hiền/16 Tháng Sáu 2014/Categories: Lịch sử thể thao


    Môn Bắn súng đã có trên Thế giới cách đây nhiều thế kỷ, từ khi phát minh ra thuốc nổ (ở thế kỷ 15). Lịch sử phát triển môn Bắn súng gắn liền với sự phát triển của loài người. Lúc đầu dùng giáo, mác, cung nỏ để săn bắn thú rừng kiếm ăn sinh sống. Từ năm 1520 người ta chế ra được súng hoả mai có mồi nổ và súng kíp nhồi đạn từ phía trước đầu nòng, loại súng này được sử dụng rộng rãi gần 400 năm. Qua nhiều thế hệ, sự phát triển của xã hội cùng với sự tiến bộ khoa học, người ta đã cải tiến chế tạo ra được loại súng lắp đạn bắn từng viên một và có khoá nòng ở đằng sau. Từ thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu về vũ khí đã chế tạo thành công loại súng với kỹ thuật cao, trong nòng súng có rãnh xoắn để hướng cho đầu đạn đi được xa và độ chính xác cao. Công nghệ chế tạo ra viên đạn cũng ngày càng được hoàn thiện về chất liệu, kích thước, hình dáng, trọng lượng đầu đạn và thành phần hoá học cấu tạo các loại thuốc phóng có sức đẩy mạnh hơn với độ chính xác cao.

    Trong thế kỷ 19, môn Bắn súng dưới chế độ Phong kiến – Tư bản chủ yếu là để phục vụ cho mục đích chiến tranh, và săn bắn làm trò tiêu khiển của vua quan, giới thượng lưu quý tộc. Hình thức tập trung những người thích bắn súng để đi săn bắn giải trí của một số nước đó, nhất là giới quý tộc Châu Âu. Từ đó, dần hình thành cuộc thi đấu săn bắn giữa các nhóm rồi trở thành các Câu lạc bộ săn bắn và Bắn súng, và phát triển thành các cuộc thi đấu Bắn súng được tổ chức quy mô của Quốc gia. Các Câu lạc bộ Bắn súng của Thụy sĩ đã thành lập Hiệp hội Bắn súng trường Thụy sĩ đầu tiên trên thế giới vào năm 1824; Năm 1859, Nữ Hoàng Anh Victoria khánh thành Hiệp hội Súng trường Quốc gia ở bang Saxony (Đức); Năm 1860, ở nước Anh đã thành lập Hội Bắn súng Quốc gia và cuộc thi Bắn súng đầu tiên của nước Anh được khai mạc ngày 1/7/1860, do Nữ Hoàng Anh Vitoria đứng ra tổ chức, trong cuộc thi này chỉ có giải cá nhân môn thi súng ngắn cự ly 30m, bia có 2 vòng; Năm 1861, Công tước Ernst II của bang Sachsen – Coburg và Gotha (Đức) thành lập Hội Bắn súng Đức; Năm 1871, các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ thành lập Hiệp hội Súng trường Quốc gia của Mỹ; Năm 1884, Liên đoàn Bắn súng xã hội Pháp đã được chính thức thành lập; Từ đó phong trào Bắn súng được phát triển ra nhiều nước trên thế giới khác từ Châu Âu, Châu Mỹ rồi đến Châu Á…

    Năm 1896, Thế vận hội Olympic lần đầu tiên được tổ chức tại Athens (Hy Lạp), từ ngày 06/04/1896 đến 15/04/1896, có 24 Quốc gia tham dự. Môn Bắn súng (chỉ dành nam) có 7 Quốc gia đăng ký thi đấu, với 61 VĐV thi đấu ở các môn: súng trường quân sự cự ly 200m, súng trường tự do 3 tư thế cự ly 300m, súng ngắn quân sự cự ly 25m, súng ngắn tự do cự ly 30m, súng ngắn bắn nhanh cự ly 25m, súng trường bắn hươu chạy cự ly 100m và môn bắn đôi chim bồ câu bằng đất sét.

    Năm 1897, giải Vô địch Bắn súng thế giới đầu tiên được tổ chức. Tuy nhiên, từ đó đến năm 1907 chưa có nước nào đứng ra tổ chức họp để thành lập Hiệp hội Bắn súng Quốc tế chính thức.

    Năm 1900, Thế vận hội Olympic lần thứ II được tổ chức tại Pari (Pháp), từ ngày 14/5/1900 đến 28/10/1900, có 24 Quốc gia tham dự. Môn Bắn súng (chỉ dành nam) có 13 Quốc gia, với 139 VĐV ở các môn thi: súng trường tự do tư thế nằm cự ly 300m, súng trường tự do tư thế đứng cự ly 300m, súng trường tự do tư thế quỳ cự ly 300m, súng trường tự do 3 tư thế cự ly 300m, súng ngắn tự do cự ly 50m, súng ngắn bắn nhanh cự ly 25m, bắn đĩa bay đôi.

    Và các môn bắn không có trong danh sách chính thức dự thi của IOC: môn súng trường bắn lợn rừng chạy 100m. Môn thi lần đầu tiên được tổ chức cũng là lần thi cuối cùng: thi bắn bồ câu sống.

    Năm 1904, Thế vận hội Olympic lần thứ III được tổ chức tại St Louis – Missouri (Mỹ), từ ngày 01/7/1904 đến 23/11/1904, nhưng môn Bắn súng không tổ chức thi đấu.

    Ngày 17 tháng 7 năm 1907, đại diện của bảy Hiệp hội Bắn súng Quốc gia với sáu từ Châu Âu (Áo, Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Ý, Hà Lan) và một từ Nam Mỹ (Argentina), đã gặp nhau tại Zurich (Thụy Sĩ) họp để thành lập Hiệp hội Quốc tế của Liên đoàn Bắn súng Quốc gia và Hiệp hội, cuộc họp này được coi như là Đại hội Quốc tế đầu tiên của Liên đoàn và Hiệp hội Bắn súng các Quốc gia. The President of L’Union des Sociétés de Tir de France, Daniel Mérillon, a 55-year old lawyer from Paris, was elected as the first ISSF President.Ông Daniel Mérillon, 55 tuổi là một luật sư của Thành phố Paris (Pháp), là Chủ tịch Hiệp hội Bắn súng của Pháp đã được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Quốc tế này.

    1907 – On 17 July 1907, representatives of seven national shooting federations, six from Europe (Austria, Belgium, France, Greece, Italy, Holland) and one from South America (Argentina), met in in Zurich, Switzerland, to formally establish the L’Union Internationale des Fédérations et Associations nationals de Tir (International Union of National Shooting Federations and Associations) in a meeting that would be remembered as the first ISSF General Assembly.Năm 1908 – The second General Assembly of the ISSF history took place in Vienna, during the International Matches. Three new member federations from England, Germany and Hungary, were also represented. The Swiss shooting federation, after the first indecisions, joined the union at the General Assembly. Later on, during the year 1908, USA would joint the u1908, Đại hội lần thứ hai của Hiệp hội Quốc tế của Liên đoàn Bắn súng Quốc gia và Hiệp hội đã diễn ra tại Vienna (Áo), có ba thành viên mới xin gia nhập là Anh, Đức và Hungary.

    Năm 1908, Thế vận hội Olympic lần thứ IV được tổ chức tại London (Anh), từ ngày 27/04/1908 đến 31/10/1908, có 22 Quốc gia tham dự. Môn Bắn súng (chỉ dành nam) có 14 Quốc gia với 215 VĐV. Gồm có các môn thi: súng ngắn ổ quay cự ly 45m, súng trường tự do cự ly 910m, súng trường tự do 3 tư thế cự ly 300m, súng trường cỡ nhỏ bắn bia hình người di động cự ly 25m, súng trường cỡ nhỏ bắn mục tiêu 3s hiện – 5s ẩn cự ly 25m, súng trường cỡ nhỏ bắn hươu chạy (bắn phát đơn) cự ly 100m, súng trường cỡ nhỏ bắn hươu chạy (bắn phát kép) cự ly 100m và môn bắn bồ câu bằng đất sét.

    Năm 1909, Hiệp hội Bắn súng Quốc gia của một số nước đã hình thành và phát triển thêm. Giữa năm 1909 và năm 1914, có 8 Quốc gia là: Serbia, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Peru, Mexico và Phần Lan trở thành thành viên của Hiệp hội Quốc tế của Liên đoàn Bắn súng Quốc gia và Hiệp hội, từ đó các thành viên trong mong muốn thành lập một Liên đoàn Bắn súng thể thao thế giới chính thức được quốc tế công nhận của riêng mình.

    Năm 1912, Thế vận hội Olympic lần thứ V được tổ chức tại Stockhoml (Thụy Điển), từ ngày 05/05/1920 đến 27/07/1912. Môn Bắn súng (chỉ dành nam), có 16 Quốc gia và với 283 VĐV tham dự ở các môn thi: súng ngắn ổ quay cự ly 30m, súng ngắn quân đội cự ly 50m, súng ngắn tự do cự ly 50m, súng ngắn bắn nhanh cự ly 25m, súng trường tự do cự ly 600m, súng trường bắn nằm cự ly 50m, súng trường tự do 3 tư thế cự ly 300m, súng trường quân sự 3 tư thế cự ly 300m, súng trường cỡ nhỏ cự ly 25m, súng trường cỡ nhỏ cự ly 50m, súng trường bắn nai chạy cự ly 100m (bắn phát đơn), súng trường bắn nai chạy cự ly 100m (bắn phát kép), bắn chim bồ câu bằng đất sét và môn bắn đĩa bay.

    Ngày 16 tháng 04 năm 1920, Hiệp hội Quốc tế của Liên đoàn Bắn súng Quốc gia và Hiệp hội đã họp tại Paris (Pháp) để đổi mới hoạt động. Các đại biểu từ 14 Quốc gia tham dự đã đồng ý thiết lập lại và chính thức lấy tên là: Hiệp hội Bắn súng Quốc tế, gọi tắt là UIT. Ông Daniel Mérillon được tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội. 1912 – 284 shooters, coming from 16 different countries, participated in the 1912 Olympic Games of Stockholm, Sweden, in 15 total events, two pistol, eight rifle, two shotgun and three running targeTừ đó cho đến nay cứ 4 năm một lần Hiệp hội Bắn súng lại họp để bàn về sửa đổi Điều lệ, chuẩn bị lịch thi đấu Bắn súng Quốc tế và bầu lại Ban chấp  mới. Giữa 2 kỳ Đại hội, có một cuộc họp đại biểu các nước hội viên tại địa điểm nước tổ chức thi Olimpic và cuộc thi Vô địch thế giới.

    Năm 1920, Thế vận hội Olimpic lần thứ VI được tổ chức tại Antwerp (Bỉ), từ ngày 22/07/1920 đến 03/08/1920. Môn Bắn súng có 18 Quốc gia đăng ký thi đấu với 238 VĐV. Gồm có các môn thi: súng ngắn quân sự cự ly 30m, súng ngắn tự do cự ly 50m, súng trường cỡ nhỏ cự ly 50m, súng trường tự do 3 tư thế cự ly 300m, súng trường quân sự nằm bắn cự ly 300m, súng trường quân sự tư thế đứng bắn cự ly 300m, súng trường quân sự nằm bắn cự ly 600m, súng trường bắn hươu chạy (bắn phát đơn) cự ly 100m, súng trường bắn hươu chạy (bắn phát kép) cự ly 100m, bắn chim bồ câu bằng đất sét và môn bắn đĩa bay.

    Năm 1921, nhận thấy số lượng các môn thi, số lượng VĐV cũng như các Quốc gia tham dự thi đấu về môn Bắn súng tại các cuộc thi Thế vận hội Olympic ngày càng tăng và trong tương lai sẽ được phát triển rộng rãi khắp trên thế giới. Ủy ban Olympic Quốc tế, gọi tắt là IOC (được thành lập ngày 23/6/1894), đã quyết định công nhận môn Bắn súng là môn thi đấu chính thức của Thế vận hội Olimpic từ lần thứ VII năm 1924, đồng thời công nhận UIT là thành viên chính thức của IOC. Đây là bước đi cụ thể đầu tiên xây dựng một liên minh giữa IOC và UIT, nó đã có những tác động mạnh mẽ sâu sắc cho Hiệp hội Bắn súng Quốc tế trong tương lai.

    Năm 1998, tại Barcelona (Tây Ban Nha), từ “Thể thao” chính thức được đưa vào Hiệp hội Bắn súng Quốc tế, và được đổi tên thành: Liên đoàn Bắn súng thể thao Quốc tế, gọi tắt là ISSF.

    Từ khi có các cuộc thi đấu Bắn súng Quốc tế, môn Bắn súng cũng ngày càng phát triển phong phú đa dạng hơn. Tại Thế vận hội Olimpic Athens lần đầu tiên năm 1896, Bắn súng chỉ có 7 Quốc gia tham gia với 39 VĐV thi đấu: 2 môn thi súng trường, 3 môn thi súng ngắn. Trải qua một thế kỷ, từ cuộc họp lần đầu tiên ngày 17/7/1907 tại Zurich (Thụy sĩ) mới chỉ có 7 nước có Hiệp hội Bắn súng Quốc gia tham dự. Cho đến ngày 17/7/2007, ISSF tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày thành lập của UIT (năm 1998 được đổi tên thành ISSF), thì đã có 158 Liên đoàn Bắn súng Quốc gia của 149 nước. Năm 2008 tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh có 390 VĐV Bắn súng đến từ 103 Quốc gia, tham gia thi đấu với 30 nội dung (60 bộ HC).

    Sau nhiều thập kỷ hình thành và phát triển của môn Bắn súng, cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, các nhà nghiên cứu về vũ khí đã áp dụng các tiến bộ đó vào việc chế tạo sản xuất ra các loại súng, đạn và những trang thiết bị khác dành cho môn Bắn súng thể thao với tiêu chuẩn và chất lượng ngày càng hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với sự phát triển trình độ của VĐV để năng cao thành tích tập luyện và thi đấu, nên tính chất các cuộc thi đấu từ đó ngày càng khó khăn quyết liệt hơn.

    Trong những gần đây Luật bắn súng Quốc tế luôn có sự sửa đổi về trang thiết bị tập luyện và thể thức thi đấu (thu hẹp kích thước của vòng 10, số lượng đạn bắn thi và bắn thi chung kết…), hiện nay đã và đang thay đổi dần các hình thức bắn chung kết của một số nội dung trong chương trình thi đấu Olympic. Trong tương lai sẽ có nhiều sửa đổi về Luật bắn súng Quốc tế nhằm nâng cao độ khó, các hình thức thi đấu để tăng sự hấp dẫn thu hút được nhiều người tham gia tập luyện và khán giả xem thi đấu.

Số lượt xem (1116)/Bình luận (0)

Lê Dịu Hiền

Lê Dịu Hiền

Other posts by Lê Dịu Hiền

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.