Hầu như ai cũng biết tập tạ là một trong những con đường ngắn nhất để đạt hình thể cân đối và thon thả, nó đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể và tăng cường độ chắc của xương, đồng thời làm săn chắc từng bộ phận trên người. Tuy nhiên, để nhanh chóng thành công với bài tập tạ, cần tham khảo thêm những bí quyết dưới đây:
1. Tư thế phải chuẩn trước
Điều quan trọng nhất đối với bài tập tạ đó là từng động tác phải thuật chuẩn xác. Khi bạn nâng một khối lượng lớn lên cơ thể mình, bạn đã tự đặt mình vào nguy cơ bị chấn thương, đặc biệt là khi tư thế bạn không chính xác. Hơn nữa, ngay cả khi đã tránh tự làm mình chấn thương, bài tập cũng không có tác dụng nếu không được thực hiện chính xác. Vì thế, để an toàn, cần đảm bảo thực hiện tư thế đúng trước rồi mới nâng tạ hoặc nâng mức tạ.
2. Chỉ nâng mức tạ khi có đủ khả năng
Nếu bạn đã thực hiện với tư thế chuẩn rồi và có thể thoải mái nâng tạ với đầy đủ số lần đã quy định, đây chính là thời điểm hoàn hảo để nâng thêm mức tạ. Việc nâng mức tạ sẽ thúc đẩy cơ thể đi xa hơn, từ đó lực của bạn sẽ mạnh hơn. Hay nói cách khác, việc sử dụng một mức tạ hết tuần này đến tuần khác không phải là điều hay. Thay vào đó, khi đã có thể nâng tạ với đầy đủ số lần đã quy định mà vẫn giữ được tư thế chính xác, thì hãy nâng mức tạ lên từ 2-4,5kg cho thân trên và từ 4,5-9kg cho thân dưới.
3. Nên thay đổi thường xuyên
Khi nói đến việc tập luyện, điều quan trọng là cần thay đổi thường xuyên, nhưng không được quá thường xuyên. Nếu chỉ thực hiện mãi một chương trình tập trong một thời gian quá dài, cơ thể sẽ bị “nhờn” đối với bài tập và bài tập đó không còn tác dụng nữa. Nếu mỗi lần tập lại áp dụng một chương trình khác nhau, cơ thể sẽ không có đủ thời gian để thuần thục các bài tập và tiến bộ xa hơn nữa, chẳng hạn như nâng mức tạ hoặc thêm số lần thực hiện. Tốt nhất là thay đổi bài tập mỗi tháng một lần.
4. Đơn giản hóa bài tập
Nếu bạn quy định thứ Hai tập cho thân trên và thứ Tư tập cho thân dưới, tức là bạn đã lãng phí thời gian và khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn bản chất vốn có của nó. Hãy đơn giản hóa bài tập bằng cách tập trung vào những động tác vận động toàn bộ cơ thể, chẳng hạn như những bài đứng tấn một chân, tập xà và chống đẩy.
5. Nên chuẩn bị trước
Nếu bạn bước vào phòng tập mà không có một chiến lược hoặc suy nghĩ trước về những động tác mình sẽ thực hiện, bạn sẽ khó tiến bộ. Thay vào đó, bạn cần nhớ chính xác những gì mình đã làm trong lần tập trước để có thể cải thiện số lần thực hiện hoặc nâng thêm mức tạ. Bạn cũng có thể ghi chép lại quá trình tập của mình vào sổ hoặc điện thoại để xem mình đã tiến bộ bao xa.
6. Có thể tập ở bất kỳ đâu
Nếu bạn cho rằng mình không thể tập tạ bên ngoài phòng tập được thì hãy nghĩ lại. Tập tạ hoàn toàn có thể được thực hiện ở bất kỳ đâu, chẳng hạn như đứng chồm hỗm, tập tạ với bắp tay. Điều đó có nghĩa bạn không có lý do gì để bỏ tập cả.
7. Có thể nghỉ ngơi một ngày nếu thấy cần thiết
Nếu bạn cảm thấy mình quá nhiệt, có thể cho phép mình nghỉ ngơi. Trong thực tế, nếu bạn cảm thấy mình đang ốm, giải pháp thông minh đó là ngồi ngoài hơn là ép mình luyện tập để rồi ốm nặng thêm. Những dấu hiệu khác cho thấy bạn cần nghỉ ngơi chẳng hạn như cảm thấy vô cùng mệt mỏi và đau nhức cơ bắp.