Trong tập luyện thể dục thể thao, giảm cân, giữ gìn vóc dáng, nâng cao sức khỏe thì có 2 độ tuổi cần có kế hoạch và lựa chọn bộ môn tập luyện thích hợp với cơ thể. Bạn có thể tập luyện bất cứ bộ môn nào (ngoại trừ người mắc bệnh tim mạch bẩm sinh) nếu dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, từ 40 tuổi trở về sau bạn cần lựa chọn một bộ môn luyện tập thích hợp cho mình nếu không sẽ dẫn tới những nguy hại cho sức khỏe.
Người ở độ tuổi sau 40, các hoạt động thể lực tác động lớn tới bộ xương. So với trước lúc tập luyện hoặc so với người chưa từng tập luyện thì sau một năm chất khoáng trong xương có thể tăng cao hơn từ 5 tới 10% nếu luyện tập đúng. Ở độ tuổi này, nếu luyện tập thường xuyên sẽ giúp hệ cơ xương rắn chắc, tránh được chứng loãng xương.
Tuy nhiên, hiện tượng lão hóa các cơ quan cũng bắt đầu tăng dần, chức năng, cấu tạo của xương khớp có sự thay đổi nhiều. Chẳng hạn như tế bào khớp thoái hóa trở nên kém linh động; màng hoạt dịch mỏng và khô dần, sụn đục màu, hóa xơ, rạn nứt; gân, dây chằng kém bền bỉ, kém co giãn. Luyện tập sẽ chỉ đưa tới hiệu quả nếu bạn lựa chọn tập những bài phù hợp với sức lực. Ngược lại nếu tập những bài tập nặng, quá sức người tập sẽ dễ gặp phải chấn thương như đau khớp, rách hoặc đứt dây chằng, tràn dịch ổ khớp, tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh.
Với một số cơ quan, nếu không thích ứng với tập luyện nặng đặc biệt là hệ tim mạch sẽ dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Các tuyến nội tiết có nhiệm vụ tiết các chất làm trẻ cơ thể, nếu vận động quá mạnh và quá lâu thì sẽ khiến cho các tuyến nội tiết suy yếu dẫn tới quán trình lão hóa diễn ra nhanh.
Ở độ tuổi dưới 40, bạn có thể tập luyện mọi bộ môn. Sau 40 tuổi, thì chỉ nên chọn lựa tập luyện với những bộ môn nhẹ nhàng, không gắng sức như luyện khí công, đi bộ… vừa giảm cân vừa duy trì sức khỏe.
Bệnh nhân xương khớp có một hình thức tập gọi là kháng lực (nâng vật nặng lên giống như tập tạ) mục đích là nâng cao sự chịu dựng của cơ và xương. Tuy nhiên, trong suốt quá trình tập luyện bạn cần phải có sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của các chuyên gia về cách hít vào thở ra khi nâng vật, trọng lượng tập, khoảng cách giữa các lần nâng, thời gian nghỉ giữa những lần nâng… Nếu như tự ý tập tạ với mục đích giảm vòng bụng rất nguy hiểm.
Tốt nhất, trước khi tập luyện để đảm bảo sức khỏe những người có tuổi nên tầm soát lại các bệnh lý của tim mạch, mỡ trong máu, cách bệnh về cơ xương khớp, huyết áp… Tiếp đó, để có thể lựa chọn loại hình phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh nguy cơ gặp rủi ro, nguy hại sức khỏe.