Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Bóng rổ

Bóng rổ

Tác giả: Trần Thúy Hằng/09 Tháng Mười 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng rổ ra đời năm 1891 do tiến sĩ James Naismith (1861-1936) – một giáo viên môn giáo dục thể chất ở học viện Springfield thuộc bang Massachusetts (Hoa Kỳ) sáng tạo ra.

Vào thời gian đó các môn thể thao, trò chơi vận động chủ yếu được thực hiện ngoài trời. Do vậy, trong suốt mùa đông các sinh viên đã không thể tập luyện hay thi đấu được. Các giáo viên thể dục rất băn khoăn, lo lắng và không ngừng tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra một môn chơi mới. Bóng rổ ban đầu chỉ là trò chơi vận động cho sinh viên trong thời tiết xấu.

Ban đầu Naismith tính xây dựng dựa trên môn bóng đá Mỹ - American Football và lacrosse nhưng ý tưởng đó đã sớm bị loại bỏ vì ông cho rằng bóng đá Mỹ quá thô bạo, còn môn kia chủ yếu dựa trên khả năng sức mạnh tốc độ, không có tính nghệ thuật.

Điều kiện để hình thành môn mới này là phải được chơi trong nhà thể dục, phải giới hạn bởi nhiều luật lệ nhưng đơn giản và dễ hiểu, không được dùng que gậy vì dễ gây nguy hiểm và không được thô bạo hay có những động tác truy cản theo kiểu môn bóng đá Mỹ. Do đó, ông đã chọn quả bóng đá và sử dụng tay để chuyền, bắt và ném

Bảng và rổ[sửa | sửa mã nguồn]

Trái bóng rổ
Kích thước sân bóng rổ

Về hình thành "rổ" và "bảng" như hiện nay, đã có nhiều tài liệu đề cập và giải thích.

Ví dụ như trong sách bóng rổ của Iu. M. Portnova thì cho rằng Naismith (ông) đã ứng dụng môn chơi Pok-Tapok – ném bóng vào một vòng tròn bằng đá được đính trên tường cao của bộ lạc Inka va Maia sống tại Mehico và môn chơi nổi tiếng Ollamalituli của người Astek cũng với mục đích ném bóng cao su vào một chiếc vòng làm bằng đá.

Nhưng theo sách "Basketball" của Joe Hutton và Vern B. Hoffman đã giải thích theo luận lý của vấn đề là ông dự định làm cầu môn theo môn Lacrose nhưng nếu các cầu thủ tập trung trước cầu môn để tranh cướp và ném bóng sẽ dẫn đến thô bạo, do vậy ông đặt hai cái hộp ở 2 đầu sân và bóng sẽ được ném vào đó. Nhưng điều này lại nảy sinh một vấn đề khác là hàng phòng thủ đứng tụm quanh hộp để chặn bóng. Do vậy ông quyết định treo hai cái hộp trên đầu các đấu thủ sao cho họ không thể với tới được. Điều này ép họ phải bung rộng ra khống chế các quả ném từ vòng ngoài. Vào thời đó ông cho treo hai cái giỏ đựng đào trên ban công của nhà thể dục Sprìngfield ở độ cao 10feet (3,05m) tính từ mặt sân tới cạnh trên của vòng rổ (độ cao được giữ đến bây giờ).

Bảng rổ được hình thành trong quá trình thi đấu sau này vì khi thi đấu, các cổ động viên cuồng nhiệt đứng trên bao lơn đã cố gắng giúp đỡ đội mình bằng cách phụ hất bóng vào rổ đối phương. Do đó ông đã zcho đặt thêm bảng (1895) ở phía sau nhằm mục đích bảo vệ. Điều tiếp theo là cách thức để bắt đầu một trận đấu, ông đã dựa trên môn bóng bầu dục Anh – khi có tranh chấp, trọng tài sẽ ném bóng vào giữa 2 hàng cầu thủ để họ lao vào tranh cướp. Luật này tuy thô bạo nhưng công bằng cho cả hai bên. Do đó các vòng tròn nhảy tranh bóng được lập ra. Tiếp theo Ông viết 13 điều luật cơ bản.

Ngay sau đó toàn bộ giáo viên và sinh viên trong trường đã ngưng hoạt động để xem lớp của ông thi đấu trận bóng rổ đầu tiên trên thế giới. Tên môn chơi là "Basketball" (bóng rổ) được học sinh lớp ông đề nghị đã được chấp nhận.

Các loại "rổ" được sử dụng trong môn bóng rổ hiện nay bao gồm rổ được đặt cố định với bảng và người chơi không thể điều chỉnh được độ cao thấp. Hệ thống bảng rổ này được sử dụng trong nhà thi đấu, khoảng trống rộng rãi ở ngoài trời. Ngoài ra, còn có thêm hệ thống rổ và bảng giúp người chơi có thể điều chỉnh được để đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi lứa tuổi, giúp người chơi trải nghiệm tối đa chơi bóng, cải thiện kỹ năng chơi bóng rổ.

Các thành phần của sân[sửa | sửa mã nguồn]

Sân có 2 phần cho 2 đội, 1 đường kẻ ở giữa để phân chia 2 phần sân. Mỗi phần có 1 cung tròn lớn, xung quanh cột rổ, còn gọi là vạch 3 điểm. Ở trong vạch 3 điểm là 1 hình thang cân, dùng làm ranh giới cho các cầu thủ khi phải ném phạt, ngoài ra còn vòng tròn ném phạt, để cầu thủ ném phạt căn được vị trí ném.

Cách chơi hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi lan rộng ra các nước trên thế giới, bóng rổ bắt đầu trở thành môn thể thao quốc tế. Ngày nay, bóng rổ thường được chơi theo 2 dạng:

  • Bóng rổ đường phố: mỗi đội 3 người và một bảng rổ, hoặc
  • Bóng rổ thi đấu: mỗi đội 5 người và hai bảng rổ (có 2 hệ thống là NBA và FIBA).

Điểm được ghi bằng cách đưa bóng vào rổ một cách đúng luật. Đội nào nhiều điểm hơn khi kết thúc trận đấu là đội thắng. Nếu hai đội hòa nhau trong các hiệp đấu chính, thì trận đấu sẽ được tiếp tục bằng các hiệp phụ cho đến khi có tỉ số cách biệt. Có nhiều luật trong môn bóng rổ này.

Ngày nay giải bóng rổ nổi tiếng nhất là giải NBA, tập trung nhiều đội bóng như là New York Knicks, Washington Wizards, Miami Heat, Boston Celtics, Los Angeles Laker,..

Thuật ngữ (tiếng Anh)[sửa | sửa mã nguồn]

  • block: dùng tay chặn/đỡ các quả ném bóng của đối thủ
  • steal: dùng tay cướp quả bóng từ tay đối phương
  • rebound: bắt bóng bật bảng
  • double-team: 2 người cùng kèm người giữ bóng của đối phương
  • 3-pointer: Người chuyên ném 3 điểm
  • pick and roll: một loại chiến thuật đơn giản nhưng khá phổ biến trong bóng rổ
  • box out: cản không cho đối phương đến gần rổ để "rebound"
  • lay-up: lên rổ
  • go over the back: kỹ thuật đưa bóng qua lưng
  • turnover: mất bóng
  • one-point game: trận đấu chỉ chênh lệch một điểm
  • alley-oop: nhảy lên bắt bóng và cho luôn vào rổ (thường thấy khi có 1 trái missed hoặc airball)
  • out of bound: bóng ngoài sân
  • starting at center: vị trí trung phong
  • Point guard: hậu vệ kiểm soát bóng
  • starting shooting guard: hậu vệ chuyên ghi điểm
  • 3 point from the corner: ném 3 điểm ngoài góc
  • intentional foul: cố ý phạm lỗi (mang tính chiến thuật)
  • time out: hội ý

Các vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

  • C: Center - Trung phong: Thường là cầu thủ cao to nhất đội, có khả năng ném rổ ở cự ly gần. Tầm di chuyển hẹp, yêu cầu bắt bóng bật bảng, cản phá các pha tấn công của đối phương, bì đối phương mở đường cho đồng đội lên rổ. Người chơi ở vị trí này thường là có thể hình khổng lồ, ngoài ra không cần kĩ năng điêu luyện như các vị trí khác.
  • PF: Power Forward - trung phong phụ/tiền vệ chính: được coi là người mạnh mẽ nhất trong tranh bóng và phòng thủ của trận đấu, họ chơi ở những vị trí cố định được huấn luyện viên xác định theo đúng chiến thuật đặt ra. Phần lớn là canh để ghi điểm gần rổ hay tranh bóng gần rổ, nhiệm vụ người chơi ở vị trí này là ghi càng nhiều điểm càng tốt, thường là người chơi gần nhất với Trung phong (center).
  • SF: Small Forward - tiền đạo: Các cầu thủ có khả năng linh hoạt cao và có khả năng ghi điểm ở cự ly trung bình.
  • SG - PG: Shooting Guard - Point Guard - hậu vệ: Các cầu thủ không cần cao to, nhưng có khả năng nhồi bóng tốt để kiểm soát và thiết kế tổ chức tấn công. Có thể ghi điểm ở cự ly xa 3 điểm.

Các loại hình phòng thủ phổ biến nhất[sửa | sửa mã nguồn]

  • man-to-man defense: phòng thủ 1 kèm 1
  • box one defense: 1 người kèm 1 người ném rổ chính còn 4 người còn lại phòng thủ theo khu vực
  • zone defense: phòng thủ khu vực
  • triangle defense: phòng thủ tam giác

Các lỗi/luật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Arm-push violation/Shooting foul: lỗi đánh tay (khi đối phương đang ném, chỉ được giơ tay ra phía trước để block, không được đẩy tay hoặc kéo tay đối phương)
  • Jumping violation: lỗi nhảy (đang cầm bóng lên, nhảy nhưng không chuyền hoặc ném)
  • Traveling violation: lỗi chạy bước (cầm bóng chạy từ 3 bước trở lên)
  • Double dribbling: 2 lần dẫn bóng (đang dẫn bóng mà cầm bóng lên, rồi lại tiếp tục nhồi bóng)
  • Backcourt violation: lỗi bóng về sân nhà (sau khi đã đem bóng sang sân đối phương, không được đưa bóng trở lại sân nhà)
  • Offensive 3-second violation: cầu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được đứng quá 3 giây trong khu vực hình thang/chữ nhật dưới rổ đối phương (kể cả hai chân hay 1 chân trong 1 chân ngoài).
  • Defensive 3-second violation: cầu thủ của đội đang phòng ngự không được đứng quá 3 giây trong khu vực hình thang/chữ nhật dưới rổ (kể cả hai chân hay 1 chân trong 1 chân ngoài) nếu không kèm người (NBA only)
  • 5 seconds violation: lỗi 5 giây (cầm bóng quá 5 giây khi bị đối phương kèm sát (khoảng cách 1 cánh tay) mà không nhồi bóng, chuyền bóng hay ném rổ)
  • 8 seconds violation: lỗi 8 giây (khi giành được quyền kiểm soát bóng ở phần sân nhà, trong vòng 8 giây phải đưa bóng sang sân đối phương)
  • 24 seconds violation/shooting time: lỗi 24 giây (khi 1 đội giành được quyền kiểm soát bóng trong 24 giây phải ném rổ)
  • Personal foul: lỗi cá nhân
  • Team foul: lỗi đồng đội (với NBA là 6 lỗi, và các giải khác, bình thường là 5 lỗi; sau đó với bất kỳ lỗi nào, đối phương đều được ném phạt)
  • Technical foul: lỗi kỹ thuật/cố ý phạm lỗi (1 lỗi nặng sẽ được tính = 2 lỗi bình thường - personal foul, khi cầu thủ có những hành vi quá khích trên sân)
  • Fouled out: đuổi khỏi sân (khi đã phạm 5-6 lỗi thường - tùy quy định)
  • Free throw: ném tự do/ném phạt (khi cầu thủ bị lỗi trong tư thế tấn công rổ sẽ được ném phạt - 1 trái ném phạt chỉ tính 1 điểm)
  • Charging foul: tấn công phạm quy
  • Goaltending: Bắt bóng trên rổ (khi đối phương ném bóng đã vào khu vực bảng rổ mà đội kia chặn không cho bóng vào rổ thì đối phương vẫn được phép ghi điểm dựa vào vị trí ném bóng)

Thuật ngữ về cách chơi[sửa | sửa mã nguồn]

  • Jump shot: ném rổ (nhảy lên và ném bóng).
  • Fade away: ném ngửa người về sau.
  • Hook shot: giơ cao và ném bằng một tay.
  • Layup: lên rổ (chạy đến gần rổ, nhảy lên và ném bóng bật bảng).
  • Dunk/Slam dunk: úp rổ.
  • Alley-oop: nhận đường chuyền trên không và ghi điểm (trực tiếp, cũng trên không).
  • Dribble: dẫn bóng.
  • Rebound: bắt bóng bật bảng.
  • Block: chắn bóng trên không.
  • Steal: cướp bóng.
  • Break ankle: cầu thủ cầm bóng đang dẫn về một phía bỗng đổi hướng đột ngột làm người phòng thủ mất thăng bằng và ngã.
  • Tip in: khi bóng không vào rổ mà bật ra, hay gì bắt bóng bật bảng, cầu thủ dùng tay đẩy bóng ngược trở lại vào rổ.
  • Post move: cách đánh dùng vai để lấn từ từ tiến vào sát rổ (thường bị lỗi tấn công nếu không cẩn thận). Cách đánh này thường thấy ở các vị trí Center và Power Foward

Thuật ngữ các kiểu chuyền bóng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Assistance/Assist: hỗ trợ - pha chuyền bóng khi ngay sau khi nhận bóng của đồng đội, cầu thủ nhận bóng ghi được điểm - cú chuyền đó được gọi là một pha hỗ trợ.
  • Direct pass/Chest pass: chuyền thẳng vào ngực.
  • Bounce pass: chuyền đập đất.
  • Overhead pass: chuyền bóng qua đầu cầu thủ phòng ngự.
  • Outlet pass: sau khi đội phòng thủ bắt được bóng (rebound) pha chuyền bóng ngay sau được gọi là outlet pass - hiếm khi nghe thấy.
  • No look pass: chuyền chính xác mà không cần nhìn thấy đồng đội ở đâu (thường do thi đấu ăn ý).

Thuật ngữ khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • "Three-point play": khi bị phạm lỗi trong tư thế tấn công trong khu vực 2 điểm mà pha bóng vẫn thành công, cầu thủ được ném phạt 1 lần. 2 điểm ăn + 1 điểm ném phạt nếu thành công.
  • "Four-point play" cũng giống như thế nhưng trong trường hợp ném 3 điểm. 3 điểm ăn + 1 điểm ném phạt nếu thành công. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
  • Spin move: cách xoay người để thoát khỏi đối phương.
  • euro step: kĩ thuật di chuyển zic-zac khi lên rổ để tránh sự truy cản củ đối phương
  • Crossover Dribble: kỹ thuật thoát khỏi đối phương khi chuyển hướng đập bóng từ trái sang phải hoặc ngược lại, thường kết hợp với động tác dứ.
  • Behind the Back & Between the Legs Crossover: kỹ thuật đập bóng qua sau lưng và qua háng/hai chân.
  • Fast break: phản công nhanh (trường hợp này cần phải có tốc độ cao và chuyền bóng rất tốt). Thường trong các pha phản công nhanh, phần sân bên đối thủ chỉ có từ 1 đến 2 cầu thủ phòng thủ, và cầu thủ tấn công thường dùng các kĩ thuật như slam dunk để thực hiện được cú ghi điểm với khả năng ghi điểm cao nhất).

Cách tính điểm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nếu một cầu thủ bị phạm lỗi trong khi cố gắng ghi điểm và không thành công, cầu thủ đó được ném phạt với số lần bằng giá trị điểm có thể ghi được. Một cầu thủ bị phạm lỗi trong khi cố gắng ghi 2 điểm sẽ được hai lần ném phạt. Một cầu thủ bị phạm lỗi trong khi cố gắng ghi 3 điểm sẽ được ba lần ném phạt.
  • Three-point play": khi bị phạm lỗi trong tư thế tấn công trong khu vực 2 điểm mà pha bóng vẫn thành công, cầu thủ được ném phạt và cũng thành công. 2 điểm ăn + 1 điểm ném phạt.
  • "Four-point play" cũng giống như thế nhưng trong trường hợp ném 3 điểm. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
  • Cú ném trong vòng 3 điểm: 2 điểm
  • Cú ném ngoài vòng 3 điểm: 3 điểm
  • Cú ném phạt: 1 điểm

Một số điều luật thay đổi[sửa | sửa mã nguồn]

Một số thay đổi của điều luật năm 2008 tại Thụy Sĩ và bắt đầu được thực hiện ngày 1/10/2009. Tất cả các giải thi đấu bóng rổ tại Việt Nam đã được áp dụng các điều luật này.

Tất cả có năm điều thay đổi:

  • Về đồng phục: Vận động viên (VĐV) không được mặc áo có tay phía bên trong áo thi đấu, kể cả áo đó có cùng màu với áo thi đấu.
  • Bóng được tính là bóng lên sân trên khi người dẫn bóng có cả hai chân chạm vào mặt sân trên và bóng cũng chạm vào mặt sân trên (front count).
  • Một VĐV nhảy từ phía sân trên và bắt được bóng trên không sau đó rơi trở lại phía sân sau thì pha bóng đó hợp lệ.
  • Chạy bước: Một VĐV trong quá trình thi đấu cầm bóng trượt trên sân (khách quan) sẽ không bị phạm luật chạy bước (điều này khác với điều luật quy định về việc VĐV cầm bóng và lăn trên sân).
  • Lỗi kỹ thuật (Technical foul): một VĐV cố tình đánh cùi chỏ sẽ bị phạt lỗi kỹ thuật (nếu không xảy ra va chạm).
  • Lỗi phản tinh thần thể thao (Unsportmanlike Foul): Một VĐV phòng thủ sẽ bị phạt lỗi phản tinh thần thể thao nếu đẩy VĐV tấn công đang phản công từ phía sau hoặc phía bên mà trước mặt VĐV tấn công đó không còn VĐV phòng thủ nào, sau đó pha phạm lỗi đó có thể gây ra chấn thương (FIBA ASIA).

Tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, sự ủng hộ của Nhà nước và người hâm mộ dành cho bộ môn này vẫn còn khiêm tốn. Bóng rổ ở Việt Nam không có sự đầu tư từ nhà nước và ít có tài trợ từ doanh nghiệp.[cần dẫn nguồn]

Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam là giải bóng rổ chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đang được phổ biến. Sau sự thành công tại mùa giải 2016, VBA tiếp tục tổ chức tiếp tại mùa giải năm 2017 với đông đảo các ứng viên đến từ nhiều tỉnh thành tham gia.

Số lượt xem (190)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.