Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Các môn thể thao truyền thống góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Các môn thể thao truyền thống góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Tác giả: Nguyễn Thị Lưu/30 Tháng Mười 2021/Categories: Thể thao văn hóa và dân tộc

 Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần cho nhân dân mà còn giúp bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.  Hiện toàn tỉnh có 34 dân tộc anh em với trên 230 nghìn người dân tộc thiểu số (DTTS). Hầu hết, các địa phương đều có sân chơi, bãi tập thể thao đa năng. Hệ thống các giải thể thao truyền thống của mỗi địa phương đã được hình thành và duy trì đều đặn hàng năm, trong đó đặc biệt quan tâm, chú trọng đến các môn thể thao dân tộc như: Bắn nỏ, Kéo co, Đẩy gậy, Vật dân tộc... Đối với cấp tỉnh, hàng năm, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Giải thể thao phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng; Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch các dân tộc cũng được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần... Mặt khác, vào các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán hay các sự kiện chính trị quan trọng, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh đều tổ chức nhiều giải thi đấu thể thao và hội thao. Trong đó, các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian là những môn không thể thiếu. Các hoạt động diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Chị Hà Thị Tuyết ở xóm Lạng, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn cho biết: “Hàng ngày, tôi vẫn dành khoảng 1 tiếng để luyện tập bắn nỏ, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa để sẵn sàng tham gia các giải thi đấu trong các hội làng, ngày lễ, Tết hay ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc… vì đó là sân chơi bổ ích để chúng tôi có dịp giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết với nhân dân trên địa bàn”.  Thực tế cho thấy, ở các huyện có đồng bào DTTS sinh sống, dù còn nhiều khó khăn nhưng các địa phương cũng đã linh hoạt, vận động nhân dân tự đóng góp xây dựng sân bãi phục vụ cho tập luyện, giao lưu thi đấu thường xuyên. Các giải đấu, hoạt động TDTT đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống, thu hút đông đảo người dân từ ở các xã, thị trấn trên địa bàn tham gia thi tài. Huyện Tân Sơn có trên 80 nghìn người, trong đó có 83% là đồng bào DTTS. Nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, người dân trong huyện đã có nhiều điều kiện để duy trì tập luyện và thi đấu các môn thể thao dân tộc. Từ đó, xuất hiện nhiều hạt nhân xuất sắc được tham gia đội tuyển của huyện, tỉnh tham dự các giải đấu khu vực, hội thi cấp toàn quốc... Điển hình là anh Hà Văn Bảy ở khu 3, xã Tân Phú - người đặt dấu mốc đầu tiên cho bắn nỏ Tân Sơn với chiếc Huy chương Vàng tại Hội thi TDTT các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang năm 2005. Ông Trần Huy Thủy - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Tân Sơn cho biết: “Để các môn thể thao dân tộc phát triển, không bị mai một, chúng tôi đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức thi đấu lồng ghép những môn thể thao dân tộc vào các dịp lễ tết, các kỳ Đại hội TDTT do mỗi địa phương tổ chức. Thời gian tới, bên cạnh việc tham dự các giải, hội thao do tỉnh tổ chức, chúng tôi cũng sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các giải Đẩy gậy, Bắn nỏ, Kéo co...  nhằm tạo sân chơi bổ ích cho đồng bào DTTS có dịp giao lưu, thi đấu. Qua đó, huyện sẽ tuyển chọn được những VĐV có năng khiếu để bồi dưỡng, phát triển”. Cùng với việc tổ chức giải thi đấu thể thao ở cơ sở, nhiều giải thể thao thành tích cao cấp tỉnh cũng được tổ chức. Nổi bật phải kể đến Đại hội TDTT tỉnh được tổ chức 4 năm một lần, Hội khỏe Phù Đổng 2 năm một lần đã thu hút hàng nghìn VĐV tham gia tranh tài. Trong đó, các môn thể thao dân tộc trong hệ thống thi đấu toàn quốc như: Bắn nỏ, Đẩy gậy… đã được đưa vào thi đấu không chỉ góp phần duy trì, phát triển các môn thể thao dân tộc mà còn giúp ngành thể thao kịp thời tuyển chọn được các VĐV có năng khiếu để đào tạo, bồi dưỡng đưa đi thi đấu tại các giải, hội thi thể thao trong khu vực và cả nước. Nhờ vậy trong vài năm trở lại đây, tại các giải thể thao dân tộc khu vực và toàn quốc, tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và khích lệ. Tiêu biểu như tại ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc năm 2015 tại Bắc Kạn, đoàn VĐV của tỉnh đã đoạt 4 HCV, 2 HCB, 4 HCĐ xếp thứ 3/10 tỉnh; năm 2016 đoạt 1 HCV, 3 HCB, 06 HCĐ tại ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc tại Lào Cai; năm 2017 giành 02 HCB, 06 HCĐ tại Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ X khu vực I năm 2017 tại tỉnh Hòa Bình. Nhiều VĐV người DTTS từng tham gia thi đấu các môn thể thao tại Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VIII - 2017, phần lớn họ đều bày tỏ mong muốn ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch quan tâm và thường xuyên tổ chức các giải thi đấu dành riêng cho những môn thể thao dân tộc để VĐV ở các địa phương có thêm điều kiện duy trì tập luyện và phát triển. Em Đinh Thị Ánh Khuyên - VĐV huyện Yên Lập vừa đạt Huy chương Vàng môn Đẩy gậy hạng cân 60kg tại Đại hội TDTT tỉnh lần thứ VIII - 2017 chia sẻ: “Trước mỗi giải đấu chính thức, ngoài việc duy trì tập luyện ở nhà, em thường đăng ký thi đấu tại các hội làng để rèn luyện thêm. Bởi vậy, em rất mong các cấp, ngành tổ chức nhiều hơn nữa các giải thi đấu có những môn thể thao dân tộc để chúng em có dịp thi đấu, cọ xát, học tập kinh nghiệm lẫn nhau”. Có thể nói, công tác bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc trên địa bàn tỉnh đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Thông qua giải thể thao các cấp đã giúp tỉnh tuyển chọn, đào tạo những VĐV xuất sắc đạt thành tích cao tại các giải khu vực và toàn quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác TDTT dân tộc còn gặp không ít khó khăn như: Phong trào TDTT quần chúng chưa phát triển đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh; hoạt động TDTT ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa được duy trì thường xuyên; cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ TDTT còn hạn chế; cán bộ thể dục thể thao cấp xã là kiêm nhiệm nên công tác quản lý và phát triển phong trào TDTT còn thiếu chủ động, hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, công tác xã hội hóa thể dục thể thao dân tộc còn gặp nhiều khó khăn khi chưa huy động được các doanh nghiệp đầu tư cho các môn thể thao dân tộc... Trong điều kiện nguồn kinh phí được cấp còn hạn chế, để phát triển các môn thể thao dân tộc rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương trong việc chủ động kêu gọi các nguồn lực để xây dựng sân bãi tập, bồi dưỡng chuyên môn cho các VĐV… Ông Vũ Trường Thành - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẳng định: “Quốc hội vừa ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11. Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển TDTT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ưu tiên phát triển các môn TDTT. Do đó, thời gian tới, ngành sẽ xây dựng kế hoạch đầu tư cho các môn thể thao dân tộc dựa trên tình hình thực tế ở mỗi địa phương để tham mưu với UBND tỉnh. Mặt khác, tổ chức các giải thi đấu riêng với từng bộ môn cụ thể, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhiều VĐV. Qua đó, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc ở trong tỉnh, góp phần phát triển sâu rộng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Nhìn tổng thể phạm vi toàn tỉnh, mỗi địa phương có một môn thể thao truyền thống riêng. Nho Quan với "đặc sản" bắn nỏ, đẩy gậy, ném còn của người Mường, Kim Sơn có môn bơi chải truyền thống, trong khi Yên Mô, Yên Khánh có các sới vật, Hoa Lư là các môn đua thuyền, cờ tướng, Gia Viễn với môn bơi... Và dường như các nhà quản lý thể thao tại các địa phương cũng rất ý thức được việc phải giữ gìn, bảo tồn các môn thể thao truyền thống của địa phương mình. Đây là một xu thế tất yếu, bởi xã hội càng văn minh, con người càng phát triển thì sự nhận thức về tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa truyền thống càng sâu sắc bấy nhiêu. Không phải ngẫu nhiên mà trong đời sống bận rộn, rất nhiều người dân lại dành thời gian cho các các lễ hội cổ truyền, trong đó tất nhiên có sự quan tâm đến các môn thể thao truyền thống. Lý do rất logic là vì bản thân các môn thể thao truyền thống được hình thành ra đời từ chính nhu cầu sinh hoạt, thói quen, các tập quán của người dân. Bằng chứng là người dân vùng ven biển, sông nước Kim Sơn quen dùng thuyền bè trong cuộc sống giao thương thì họ thích môn bơi thuyền (bơi chải), đồng bào Mường ở Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc từ xa xưa có truyền thống săn bắn, tìm kiếm các thức ăn, sản vật từ rừng nên mới thành thạo môn bắn nỏ, đẩy gậy; trong khi làng Bồ Vi (Yên Mô), Yên Vệ (Yên Khánh) với các nếp hội hè vui xuân của cư dân nông nghiệp tất yếu nảy sinh nhu cầu có các trò vui chơi, giải trí, từ đó trò thi đấu vật tại các lễ hội đã ra đời...

Việc duy trì các môn thể thao truyền thống một mặt đáp ứng nhu cầu tất yếu trong sinh hoạt của người dân Ninh Bình thông qua đó cũng để bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống, bởi vì bản thân các loại hình sinh hoạt trên chính là một thành tố của văn hóa. Các môn thể thao là những sáng tạo của cha ông trong quá trình tổ chức đời sống, đáp ứng nhu cầu giải trí, sinh hoạt tinh thần của chính họ. Chính thái độ yêu thích hay thờ ơ với các môn thể thao gián tiếp thể hiện thái độ của lớp người sau với các di sản văn hóa mà tiền nhân để lại. Giữ gìn nét đẹp của các môn thể thao chính là góp phần gìn giữ cái hồn cốt của văn hóa truyền thống.

ở thời điểm hiện tại khi tỉnh Ninh Bình đang tích cực chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 1050 năm thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt, chắc hẳn các môn thể thao truyền thống như: Đua thuyền, đấu vật, đẩy gậy, cờ tướng, kéo co... cũng sẽ được dành một vị trí xứng đáng trong chuỗi các hoạt động của lễ hội. Bởi vì chính các môn thể thao này trong nhiều kỳ lễ hội trước đã chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ của mình. Và quan trọng hơn, nó cũng góp một phần làm nên hồn cốt của một lễ hội truyền thống, chứng tỏ được yếu tố bản sắc riêng có của người Ninh Bình với du khách.

Mai Phương

Số lượt xem (552)/Bình luận (0)

Tags:
Nguyễn Thị Lưu

Nguyễn Thị Lưu

Other posts by Nguyễn Thị Lưu

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.