Để bài tập chạy đạt hiệu quả, trước hết bạn cần siết chặt cơ bụng trong khi chạy, và ngoài những buổi tập chạy thông thường, bạn cũng nên tập thêm các bài tập tăng cường sức nữa vì chúng sẽ giúp hỗ trợ bạn chạy rất tốt.
Nếu có điều kiện, bạn cần sắm cho mình một chiếc máy quay phim để ghi hình tư thế chạy của bạn từ đằng trước, đằng sau và hai bên. Như thế để khi xem lại bạn mới nhìn rõ được tư thế của mình để có những điều chỉnh chính xác và kịp thời.
1. Độ dài của sải chân
Bàn chân của bạn phải chạm đất ngay bên dưới trung tâm của trọng lượng cơ thể để giảm tối thiểu áp lực lên gân khoeo và đầu gối. Nếu chân trước chạm đất cách quá xa cơ thể, tức là sải chân của bạn quá lớn, nó khiến cho trọng lượng và áp lực không được phân phối đều lên hai chân cũng như vùng hông, khiến cho các cơ giúp thăng bằng ở hông phải hoạt động vất vả hơn.
2. Cách vung tay
Bạn có thể phát ra một lực phát sinh rất lớn thông qua hoạt động vung cánh tay. Nếu vung tay chính xác, đà di chuyển của bạn sẽ tăng lên tối đa khi bạn tiến về phía trước, giúp bạn tiết kiệm được sức lực. Hãy làm điều đó bằng cách nắm nhẹ hai bàn tay lại. Khi chạy, hãy tưởng tượng bạn đang đút tay trong túi và đẩy khuỷu tay về phía sau. Khuỷu tay phải gập ở khoảng 60-90 độ, có nghĩa cẳng tay phải hơi chĩa xuống đất.
3. Mắt cá hướng vào trong
Thả lỏng mắt cá và để nó nghiêng vào trong 5-10 độ khi bàn chân chạm đất. Người ta thường không có thiện cảm với những đôi chân nghiêng mắt cá vào trong khi chạy, nhưng thực tế thì việc hơi nghiêng vào trong một chút chính là cách mắt cá của bạn phân tán tác động, chính vì thế không nên chỉnh cho nó hoàn toàn đứng thẳng.
4. Lực chạm đất
Khi chạy, bạn hãy chạm đất bằng những bước chân chắc chắn và vững chãi để nó khóa chặt trên mặt đất, nhưng không nên hoàn toàn. Nên có một độ gập nhẹ ở đầu gối, nhưng cơ chân cũng nên siết chặt trước khi bàn chân đạp xuống mặt đất, sẵn sàng cho cú va chạm. Điều này làm giảm thiểu tối đa áp lực lên đầu gối, để hỗ trợ lấy đầu gối.
5. Góc độ của hông
Giữ cho hai bên hông cân bằng khi chạy chính là bí quyết giúp bạn tránh được chấn thương đầu gối cũng như các vấn đề khác sau này. Khi chân chạm đất, hãy giữ cho cơ bụng được mạnh mẽ, chắc chắn và hai hông phải cân bằng. Nếu chưa quen thì đầu tiên nên chạy bằng máy chạy bộ trước gương để quan sát được hông của mình. Chẳng hạn như trong hình thì đường kẻ vàng cho thấy hai bên hông không cân bằng, và đường kẻ hồng chính là mức độ cân bằng mà bạn cần đạt được.
Điều cuối cùng, hãy tập trung đẩy cơ thể bạn tiến về phía trước chứ không phải tiến lên trên. Điều này giúp làm giảm những rung động theo chiều thẳng đứng và giảm thiểu áp lực tác động lên phần thân dưới. Ngoài ra nó còn làm cho bài tập chạy của bạn hiệu quả hơn vì bạn sẽ không lãng phí sức lực cho các vận động hướng lên trên, giúp cho bài chạy được uyển chuyển và nhanh hơn. Hãy đẩy hai khuỷu tay về phía sau như thể bạn đang dùng chúng để đẩy cơ thể về phía trước, và cố gắng siết thật chặt cơ mông khi bạn duỗi chân để đạp lên mặt đất và đẩy cơ thể tiến về phía trước.