Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI HUYẾT ÁP THẤP

CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI HUYẾT ÁP THẤP

Tác giả: Trần Thúy Hằng/21 Tháng Chín 2017/Categories: Phương pháp tập luyện

Chế độ luyện tập cho người huyết áp thấp

Việc tập luyện sẽ nhằm mục đích cải thiện tuần hoàn máu lên não và các cơ quan, giúp cơ thể thư giãn, nâng cao thể trạng và tăng cường khả năng tự điều chỉnh huyết áp về mức ổn định. Người huyết áp thấp nên thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với thể trạng, duy trì đều đặn mỗi ngày. Nên khởi đầu với các bài tập nhẹ nhàng sau đó nâng dần mức độ lên. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp và bài tập dành cho người bệnh huyết áp thấp:

Đi bộ nhanh

Đi bộ nhanh không những đem lại nhiều hữu ích cho sức khỏe mà còn là một môn thể thao đơn giản. Đi bộ là môn thể thao không khó tập, không tốn tiền, chỉ cần bạn… siêng năng, chịu khó là có thể tập được. Đi bộ nhanh cũng là cách rèn luyện cơ thể một cách nhẹ nhàng nhất, gần như toàn bộ 660 cơ trong cơ thể được huy động nhưng không gây ảnh hưởng tới dây chằng và khớp.

Tư thế đi bộ đúng cách dành cho người huyết áp thấp

Tư thế đi bộ đúng cách dành cho người huyết áp thấp

- Nên giữ tư thế đầu và lưng luôn luôn thẳng, mắt nhìn về phía trước, hông và eo thẳng với chân, vai và cánh tay để ở tư thế thoải mái.

- Khi đi nên vung tay nhịp nhàng với bước chân.

- Ban đầu đi với tốc độ chậm, sau tăng nhanh hơn một chút. Đi với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất là được

- Với mỗi bước đi, không nên chạm cả bàn chân xuống mặt đất, lúc đặt chân xuống thì gót chân nên tiếp đất sau đó mới đến bàn và mũi chân.

- Một ngày người huyết áp thấp nên đi bộ từ 40 - 60 phút, cách 20 phút nên dừng lại nghỉ giải lao khoảng 5 phút rồi đi tiếp.

Lưu ý là nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và đừng quên khởi động bằng các động tác xoay đầu cổ, xoay cổ tay, chân để tránh căng cơ, mau mệt mỏi trong quá trình luyện tập. Bạn cũng có thể mang theo một chai nước để uống nếu trong quá trình đi bộ cảm thấy khát. Nếu có thêm bạn bè và người thân cùng tham gia thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn để tập luyện.

Tập hít thở đúng cách

- Nằm thẳng lưng, chân duỗi thẳng, gối đầu lên một chiếc gối mềm, sau đó đặt một cuốn sách lên bụng. Tay phải đặt vào eo và tay trái đặt lên phần ngực trên.

- Cố gắng hít thở bằng “bụng” và giữ cho ngực không dịch chuyển, hít vào và thở ra đều đặn sao cho cuốn sách di chuyển lên xuống nhịp nhàng.

Bài tập thở được thực hiện trong 5 phút và nên lặp lại 5 - 6 lần trong ngày

Tư thế tập hít thở cho người huyết áp thấp

Tư thế tập hít thở cho người huyết áp thấp

Tập Yoga

Một số tư thế tập dưới đây có thể giúp người huyết áp thấp tăng cường khả năng tuần hoàn máu tới các cơ quan và kích thích thận sản sinh ra một loại hormon giúp tăng huyết áp (mỗi tư thế nên được tập từ 30 - 60 giây)

Tư thế gập người (Uttanasana):

Đứng thẳng người, hít một hơi thật sâu và cố gắng kéo giãn cột sống. Thở ra, cúi đầu và gập người về phía trước, mỗi lần thở ra cố gắng gập người xuống sâu hơn, hai tay có thể thả lỏng hoặc chạm xuống đất.

Tư thế gập người

Tư thế gập người

- Tư thế đứng bằng vai (Sarvangasana):

Nằm ngửa trên mặt thảm, hai chân duỗi thẳng sát vào nhau, tay đặt sát thân. Hít sâu, từ từ đưa hai chân lên cao, vẫn giữ hai chân sát nhau, tỳ lòng bàn tay xuống thảm sau đó nâng thân lên. Tiếp theo, đưa hai tay chống vào giữa lưng. Sau đó thở ra và duỗi chân cho tới khi thân và hai chân thẳng, trọng lượng cơ thể dồn vào hai vai sau đó hít thở nhịp nhàng.

Tư thế đứng bằng vai

Tư thế đứng bằng vai

- Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana):

Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, hai tay co lại đặt trước ngực, lòng bàn tay úp xuống thảm. Hít sâu sau đó thở ra và đẩy người lên cao rồi thở nhịp nhàng.

http://cdn2.hubspot.net/hub/13108/file-13132995-jpg/images/5753358793_e792178d05_b.jpg?t=1455846236547

Tư thế rắn hổ mang

Ngoài ra khi bị huyết áp thấp, bạn cũng có thể lựa chọn những hình thức khác như chơi cầu lông, tập aerobic, đi bộ nhanh và có thể kết hợp nhiều hình thức tập luyện với nhau. Tuy nhiên, cần phải nhớ nguyên tắc là tập phải thường xuyên, vừa sức, không cố gắng tập quá lâu, tập khi đói cũng như ngay sau khi ăn no.

Luyện tập là một phần không thể thiếu của điều trị huyết áp thấp, tuy nhiên để mang lại hiệu quả bền vững lâu dài bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống khoa học, kết hợp sử dụng những thảo dược tốt cho bệnh huyết áp thấp. Bằng chứng hiện đại đã chứng minh rằng, căn nguyên chính gây ra tình trạng tụt huyết áp thường xuyên đó chính là sự rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh thể dịch, các thụ thể cảm áp có chức năng tự động điều chỉnh huyết áp thông qua kết nối thông tin giữa tim, não và thận hoạt động kém linh hoạt và nhạy bén. Các nhà khoa học tin rằng, việc điều chỉnh hoạt động của các thụ thể cảm áp trở về đúng quy luật sẽ là một giáp pháp đúng đắn để trị triệt để căn bệnh này.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, hoạt chất sinh học chiết xuất từ Quy đầu, phần rễ chính của Đương quy có khả năng tác động lên huyết áp tương tự như tác động của estrogen, điều hòa hệ thần kinh thể dịch, nhờ đó có thể nâng cao và ổn định chỉ số huyết áp một cách tự nhiên và bền vững.

Số lượt xem (121)/Bình luận (0)

Tags:
Trần Thúy Hằng

Trần Thúy Hằng

Other posts by Trần Thúy Hằng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.