Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Chuyện thầy - trò trên sân cỏ

Chuyện thầy - trò trên sân cỏ

Chuyện thầy - trò trên sân cỏ

Tác giả: Đào Tiến Vinh/26 Tháng Tư 2016/Categories: Gương mặt thân quen

 

Trước hết, hãy nhắc lại câu chuyện của “thầy” Trần Văn Phúc và lứa “học trò” Hà Hoàng Đảm, Mai Tiến Thành, Đồng Huy Thái, Mai Xuân Hợp, Hoàng Đình Tùng... ở CLB Thanh Hóa mùa giải 2007. Lúc bấy giờ, tiền tài trợ từ Halida chỉ một vài tỷ, “không bõ bèn gì” so với cả làng. Các cầu thủ nói trên lại mới “vươn vai” từ tuyến trẻ, lần đầu được “hít thở” không khí V.League nên không tránh khỏi cảm giác “ngợp”. Thầy - trò gắn bó với nhau từ những ngày gian khó, chung một chuyến xe mỗi bận thi đấu xa nhà rồi lại “chung mâm” trong nhà ăn chật chội nên tình cảm chân thành cũng từ đó mà này sinh, gắn kết. 
 
Khi một “học trò” thổ lộ tâm tư: “Bố ạ, đối thủ toàn “đại gia”, lại có nhiều năm chinh chiến ở V.League nên chúng con sợ đấu không lại! (cầu thủ Thanh Hóa vẫn thường gọi ông Phúc là “bố”, xưng “con”)” thì “thầy Phúc” đã động viên: “Các con cứ đá bằng tất cả lòng tự tôn, quả cảm của người đàn ông nếu có xuống hạng bố cũng vui lòng”! Câu nói của “thầy” đã “đánh” đúng vào lòng tự ái của đám học trò “mới lớn”. Mùa giải ấy, đội bóng bên bờ sông Mã đã thi đấu như “lên đồng” và sớm giành vé trụ hạng.
 
Ngày “thầy Phúc” nói lời chia tay vì những bất đồng của “người lớn”, các “học trò” lại tìm gặp ông, nói những lời gan ruột: “Bố không được đi, nếu bố đi tụi con sẽ không đá nữa”! Ông Phúc nén tiếng thở dài, gắng gượng động viên: “Bố đi là việc của bố, các con vẫn phải nỗ lực hết mình vì tương lai đội bóng và vì chính “nồi cơm” của các con nữa”!
 
Sau bận ấy, ông Phúc chia tay sân Thanh Hóa và cũng giã từ nghiệp cầm quân. Từ đó đến nay đã gần một thập niên nhưng mỗi khi nhắc về “thầy Phúc”, đám “học trò” của ông vẫn luôn dành cho thầy sự tôn kính nhất định.  
 
Cũng như muôn mặt cuộc sống, “tình thầy trò” ở V.League không chỉ toàn màu hồng. Ấy chính là câu chuyện của “học trò Lê Công Vinh” và “thầy Lê Thụy Hải” diễn ra đầu mùa bóng 2015. Không quan tâm đến việc ban lãnh đạo đội bóng đất Thủ (Dầu Một) đã mất “cả núi tiền” để mua về tiền đạo 3 lần đoạt danh hiệu “Quả bóng vàng”, ông Hải vẫn “không thèm để ý” tới chân sút gốc Nghệ, liên tục “đày” anh trên băng ghế dự bị. Bí ẩn chỉ được tiết lộ khi một cầu thủ lên tiếng rằng: muốn được ra sân, cho dù có là ngôi sao đi chăng nữa cũng phải “có quà” (trị giá hàng chục triệu) đến ra mắt “thầy” nhưng do Vinh không thực hiện điều này nên phải trả giá!
 
Thực hư câu chuyện ra sao thì mỗi người nói một phách: “thầy Hải” đương nhiên ra sức phủ nhận còn “trò Vinh” xin... khất câu trả lời!
 
Sân cỏ nước nhà còn nhiều câu chuyện khác liên quan đến tình thầy - trò: cảm động có mà “cười ra nước mắt” cũng có. Nếu cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Calisto từng khiến nhiều người sửng sốt trước hình ảnh: sẵn sàng bưng chậu nước nóng lên phòng một học trò rồi tự tay xoa bóp để anh này dịu vết thương thì đây đó, giới “quần đùi áo số” vẫn rỉ tai nhau luật bất thành văn: muốn đá chính phải đem quà “ra mắt” HLV trưởng! Ở V.League cũng không thiếu những chuyện như: cầu thủ vo giấy và phi bút thẳng vào mặt HLV khi nhận được yêu cầu viết bản kiểm điểm xung quanh một hành vi “vượt rào”; có anh “học trò” khác tệ hơn, cầm dao lên phòng “thầy” hỏi tại sao mấy trận liền mình không thuộc diện đá chính (?).
 
Người Việt chúng ta thường nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Thầy, cho dù chỉ dạy đá bóng cũng xứng đáng được trân trọng và tôn vinh. Không thể vì đặc thù nghề nghiệp (ít được dạy chữ, lại thường xuyên mặc “quần đùi áo số”, sinh hoạt cùng nhau...) mà quên đi cách ứng xử phù hợp!

Theo thethaovietnam.vn


Số lượt xem (680)/Bình luận (0)

Tags:
Đào Tiến Vinh

Đào Tiến Vinh

Other posts by Đào Tiến Vinh

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.