Về kỹ thuật
1.Tâng bóng: rất quan trọng,nó tạo cảm giác rất tốt cho chân.Tập tâng bóng 1 chân làm cho chân trụ còn lại vững hơn.Tập tâng 2 chân làm cho 2 chân đều hơn. Ai biết tâng bóng giỏi đỡ bóng sẽ rất dễ kiểm soát vì đoán điểm bóng bật ra chuẩn. Ai muốn đỡ bóng bổng tốt,cách dễ nhất tâng bóng thật cao lên trời,đỡ,lại tâng tiếp.Chuẩn ngay.
2.Chuyền bóng: trước khi bắt đầu một trận bóng,sau khi khởi động nên tập chuyền vài quả,nhiều càng tốt để lấy cảm giác.
3 Tập rê với sút: rê bóng 1 mình thì chỉ tập cách thay đổi hướng đi,đảo chân cho dẻo là nhiều.Còn tập sút,nên tập sút ở khoảng cách vừa, mà phải chuyền 1 nhịp có người đập ra để sút hơn là sút bóng chết ở vị trí chính giữa như đội mình.Toàn đặt bóng chết, vị trị đẹp rồi cắm đầu cắm cổ sút, trong khi vào trận có bao giờ được bóng ở vị trí đó đâu.
Một số nhận định: một thằng đá bóng mà không tâng được 50 quả thì lởm. Còn một thằng gọi là có kỹ thuật thì ít phải tâng được 100 quả trở lên. Ai tập qua cái này sẽ biết, khi mà lúc nào tâng cũng được trên 50 quả thấy cảm giác chân mình khác ngay, ngon hơn hẳn.
Về chiến thuật thì như sau :
Trong bóng đá 7 người có 3 chiến thuật chính là : Vỗ , Dứ , Nhả
1 -Vỗ
Vậy "Vỗ" là gì ? Đây là 1 bài đánh trung lộ rất kinh điển trong 1 khoảng không gian chật hẹp, khi mà chúng ta không thể cầm bóng rê dắt. lúc đấy buộc chúng ta phải dùng kỹ thuật "vỗ"
Thực hiện như nào : Cầu thủ cầm bóng ban bóng sệt, chuẩn xác cho cầu thủ đang đè mặt hậu vệ đối phương rồi nhanh chóng chạy chỗ, cầu thủ nhận bóng có thể ban ngay cho cầu thủ vừa chạy chỗ hoặc ban cho 1 cầu thủ khác ở vị trí trống trải hơn, dễ nhận bóng hơn. Ngay lập tức cầu thủ này thực hiện đường chuyền cho cầu thủ vừa chạy chỗ hoặc dẫn bóng tung cú dứt điểm từ xa ( vì người chạy chỗ và người đang cài mặt HV đã làm đối phương phải tập trung vào nên đây là cơ hội để có thể thoải mái sút xa )
Yêu cầu :
- Cầu thủ vỗ phải ban chuẩn xác, dễ đỡ đặc biệt vỗ xong phải lập tức chạy chỗ. Cầu thủ đè mặt phải có trụ tốt, có kỹ thuật cài người, nhả bóng tốt. Các cầu thủ từ tuyến 2 băng lên phải mạnh dạn dứt điểm hoặc phải quan sát thật nhanh để có thể chọc khe hoặc chuyền chính xác cho người chạy chỗ
2- Kỹ thuật " Dứ "
"Dứ" cũng là 1 kỹ thuật ở đẳng cấp tương đối, được rất nhiều các cao thủ lão luyện trongbóng đá phong trào sử dụng. Tiêu biểu nhất là Tú Khỉ, Đội trưởng đội bóng đá quốc gia Futsal. Vậy Dứ là gì ??? Lợi điểm của Dứ ra sao ? Thực hiện thế nào ?
Dứ nói nôm na là giả vờ thực hiện 1 cú sút, khi đứng trước 1 cú sút, kể cả các hậu vệ bạo dạn nhất cũng có thói quen phòng thủ tự nhiên bằng cách giơ chân hoặc quay người hoặc đâm thật nhanh vào người đang cầm bóng. Đây là thời cơ để chúng ta loại bỏ cầu thủ này
Lợi điểm : Thoát khỏi sự đeo bám của đối phương, tạo ra được góc sút rộng hơn và đây là 1 cách hư hư thật thật, đối phương không biết đường nào mà lần
Thực hiện : Đẩy bóng sệt nhẹ cách người khoảng 30-50cm và làm động tác sút bóng, khi HV đối phương có động tác phản ứng lập tức gí bóng thêm 1 nhịp thật nhanh làm đối thủ không kịp phản ứng. Nói nôm na đây là kỹ năng biến tốc trong bóng đá, khi chúng ta đi bóng đối thủ chắc chắn vận toàn sức đuổi theo, khi chúng ta đứng lại chắc chắn đối thủ đứng lại, lúc này chúng ta bất ngờ tăng tốc thật nhanh hoặc quặt bóng thì chắc chắn đối phương ko theo kịp hoặc bị "trôi".
3- Nhả
Kỹ thuật Nhả là 1 trong những kĩ thuật khá khó vì nó bao gồm tới 4 động tác kĩ thuật là đỡ, che, cài, nhả
Trước tiên chúng ta tạm thời bàn đến "đỡ". Hầu hết các cầu thủ đá phủi bây giờ đã khác với 4,5 năm trước. Rất nhiều cầu thủ khống chế bóng cực tốt, quả bóng mạnh đến mấy cũng được các bạn đỡ nhẹ nhàng, rất dính. Có được điều này sở dĩ là do được xem bóng đá nhiều hơn trước và không khí bóng đá, sinh hoạt bóng đá cũng mạnh hơn 4,5 năm trước nhiều
Tuy vậy đỡ sao cho thuận với tình huống lại là chuyện không phải ai cũng làm được. Cái này giới "chuyên môn" hay gọi là "đỡ bước 1" nghe như 1 khái niệm của môn bóng chuyền
Theo quan sát của người viết thì có đến 95% số cầu thủ biết cách đỡ bước 1 thường dùng chân không thuận để đỡ bóng, còn chân thuận trụ vững vàng, tay cài chắc giúp họ có được tư thế thuận lợi để có thể xử lý ở tình huống tiếp theo
Thế nào là cách đỡ bước 1 hợp lý ?
Có 4 tình huống
- 1- là trong tư thế trống trải, có thể dứt điểm. Trong tình huống này chúng ta phải đỡ bóng sao cho có thể sút ngay lập tức và lưu ý nên liếc thật nhanh xem TM đối phương ở đâu. Nếu khoảng cách là gần và trong tư thế đối mặt thì nên dứt điểm ngay, còn nếu ở tư thế quay lưng thì tùy theo 1 trong 3 tình huống còn lại sau đây để xử lý
- 2 - là nếu cầu thủ gần nhất của đối thủ ở bên trái, bạn đỡ quả bóng sao cho sang bên phải như vậy đối thủ phải mất vài mét mới có thể đuổi kịp bạn, khi đó ta đã kịp chuyền bóng hoặc sút bóng rồi. Nguyên tắc của bóng đá sân 7 rất khác với sân 11, nguyên tắc cực kì cơ bản của sân 7 là đừng để đối phương chạm vào người mình cho dù không gian có nhỏ hẹp
Tương tự đối nếu quan sát thấy đối phương bên phải ta đỡ bóng sang trái và đối phương ở trước ta giật bóng sang phía sau.
Ngoài ra đây là cách chơi của hậu vệ biên :
Tập đầu tiên để nó tạo cảm giác, tiếp đó nó sẽ thành thói quen, nếu biết dùng hiệu quả nó sẽ thành sở trường của mình. Như quả AB (từ chuyên môn? chả biết là cái gì) là quả dễ nhất để đi ở biên, dễ hơn dốc nhiều nhưng ít ai dùng.
Hay chuyền dài, tại sao những ai đá hậu vệ cánh đều không chịu chuyền dài? Ai lên sân cứ đứng thử ở thòng, rồi ra 2 cánh nhìn lên trên mà xem, ở đâu dễ chuyền dài nhất? Cánh. Một là chéo góc, hai là dọc cánh. Phải hạn chế để thòng chuyền dài lên trên, thòng chỉ nên chuyền sệt lên, chuyền dài lên tiền đạo chỉ có ăn đòn thế cho nhanh, hoặc đỡ được bóng thì cũng chẳng biết đập về đâu. Cuối cùng chốt lại một câu" thằng nào đá cánh đeck biết chuyền dài thì là đeck biết đá cánh" nói thế cho dễ hiểu.Cái này nói rất nhiều rồi nhưng hình như hậu vệ cánh ít người hiểu thì phải.
TÂNG BÓNG
Đặc điểm nổi bật của thi đấu bóng đá là tính đối kháng mạnh và tranh đua quyết liệt. Vì vậy, trong thi đấu để có thể ứng phó được một cách nhanh chóng với các tình huống khác nhau thì các cầu thủ phải tìm hiểu và nắm vững được tính năng cũng như đường bay của bóng trong các tình huống đó. Tập luyện kỹ thuật tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể là một biện pháp hữu hiệu nhất giúp các cầu thủ nắm chắc được tính năng và nâng cao khả năng khống chế bóng. Bên cạnh đó, luyện tập tâng bóng cũng có thể giúp các cầu thủ tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong cơ thể, hoàn thiện kỹ năng di chuyển, tăng cường độ linh hoạt của cổ chân, khớp gối, hông đồng thời phát triển kỹ năng phản xạ và ứng biến trong thi đấu. Thuần thục kỹ thuật tâng bóng sẽ tạo ra một nền tảng cơ sở vững chắc cho các kỹ thuật chuyền bóng, sút cầu môn, đỡ bóng, dẫn bóng và tranh cướp bóng... Vì vậy, tâng bóng là kỹ thuật mà bất cứ cầu thủ nào ở đẳng cấp và lứa tuổi nào cũng cần phải kiên trì thường xuyên luyện tập. Đặt biệt, đối với những người mới tập và những cầu thủ ở lứa tuổi thanh, thiếu niên thì kỹ thuật này lại càng được chú trọng luyện tập nhiều hơn.
Các bộ phận cơ thể và phương pháp thường được sử dụng trong luyện tập kỹ thuật tâng bóng:
a-Tâng bóng bằng mu chính diện
Chân trụ hơi khuỵu gối và chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ, khi bóng rơi xuống ngang đầu gối, khớp gối và cổ chân thả lỏng, vung cẳng chân nhẹ nhàng lên trên, mũi bàn chân hơi cong lên, dùng chính diện mu bàn chân đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên trên. khi tâng bóng không nên tâng quá cao và bóng phải hơi xoáy xuống phía dưới
b-Tâng bóng bằng má trong
Chân trụ hơi khuỵu gối, chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ. Khi bóng rơi xuống ngang đầu gối, chân tâng bóng nhấc gối, lắc má trong lòng bàn chân lên phía trên (lòng bàn chân ở ngang bằng với đầu gối) rồi dùng má trong lòng bàn chân đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên
c-Tâng bóng bằng má ngoài
Chân trụ hơi khuỵu gối, ngã người về phía chân trụ và chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ. Khi bóng rơi xuống ngang đầu gối, chân tâng bóng nâng đầu gối lên, lắc má ngoài bàn chân lên phía trên rồi xoay ngang đá nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên
d-Tâng bóng bằng đùi
Chân trụ hơi khuỵu gối, chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trụ, đồng thời hai cánh tay để mở tự nhiên. Khi bóng rơi xuống ngang hông, đùi của chân tâng bóng nâng lên phía trên, khi đùi nâng lên đến ngang hông, dùng chính diện đùi đá vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên (Hình 4).
e-Tâng bóng bằng đầu
Hai chân đứng chân trước chân sau, khớp gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể rơi vào giữa hai chân, hai tay mở tự nhiên, đầu ngửa ra sau, phần trước trán hướng thẳng lên trên. khi bóng rơi xuống gần trán hai chân đồng thời nhẹ nhàng giậm đất đẩy người lên phía trên rồi dùng chính diện trán đánh nhẹ vào phần dưới của bóng để tâng bóng lên phía trên
Phương pháp luyện tập tâng bóng
Hai chân tâng bóng trong túi lưới: Một tay nâng dây túi lưới, lần lượt dừng chính diện mu bàn chân của hai chân để tâng bóng, rồi chuyển sang tâng bóng bằng má trong, má ngoài của lòng bàn chân.
Đứng nguyên trên mặt đất thực hiện kỹ thuật tranh cướp bóng rồi hai chân tuần tự thay đổi nhau tiến hành tâng bóng.
Khi tâng bóng thực hiện xen kẽ giữa tâng bóng cao và thấp hoặc liên tục tâng bóng thấp không vượt quá đầu gối.
Tâng bóng liên tục bằng nhiều bộ phận của cơ thể như chính diện mu bàn chân, má trong, má ngoài bàn chân, đầu, đùi...
Tâng bóng phối hợp với các bước di chuyển hoặc chạy dọc theo những đường thẳng và đường gấp khúc.
Hai hoặc nhiều người liên tục thay nhau tiến hành tâng bóng: Từng người luân phiên tiến hành tâng bóng hoặc đứng thành vòng tròn liên tục thay nhau tiến hành tâng bóng (bóng không chạm đất).