Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Có phải bạn đã quá tải vì tập giảm cân?

Có phải bạn đã quá tải vì tập giảm cân?

Tác giả: Nguyễn Khánh Ngọc/30 Tháng Mười 2017/Categories: Thể dục thẩm mỹ

Có phải bạn đã quá tải vì tập giảm cân?

 

Ý nghĩ phải đi tập giảm cân khiến bạn cảm thấy cáu kỉnh, cảm giác phải đi gym khiến bạn kiệt sức, có thể làm cho bạn thậm chí chẳng còn muốn động đậy tay chân nữa. Nếu rơi vào những trường hợp như thế này, có thể bạn đang thiếu động lực nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn vốn là người tập rất nỗ lực, có lẽ hiện tượng này chính là quá tải. Quá tải có thể cũng gây ra cảm giác tương tự như thiếu động lực, ở đó bạn không muốn đi gym nữa, nhưng vẫn có những dấu hiệu khác rõ ràng hơn cho thấy bạn đang bị quá tải cả thể chất lẫn tinh thần.

Dấu hiệu 1: Bất cứ cái gì cũng khiến bạn bực mình (quá tải tinh thần)

Một lý do khiến những người thường xuyên đi gym bị quá tải tinh thần là vì họ tập quá nhiều nên bây giờ muốn trốn khỏi nó. Nếu chuyện này xảy ra, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu bởi những thứ rất nhỏ nhặt mà bình thường bạn chẳng để ý mấy. Điều đó có nghĩa cứ mỗi lần đi gym là bạn lại cáu kỉnh. Khi bài hát yêu thích bật lên, bạn liền nghĩ ngay đến việc bỏ ra khỏi phòng gym ngay lập tức. Nguyên nhân khiến bạn bực mình khi bị quá tải tinh thần là do lượng cortisol (tức hoóc-môn gây stress) tăng cao bất thường do tập quá nhiều.

Cách giải quyết: Nếu muốn xác định xem đây có phải là tình trạng bạn đang mắc phải hay không, cố gắng thực hiện bài tập ở mức thông thường. Nếu lúc khởi động xong mà bạn cảm thấy mình không thể tập tiếp, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể và bộ não cần nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể thử thay đổi phương pháp tập, thay đổi bạn tập, chọn lớp tập khác, thực hiện các động tác khác. Nếu vẫn không có hiệu quả, có thể ngừng tập một thời gian, có thể là 3 ngày là vừa đủ thời gian để hồi phục. Một khi ý nghĩ về việc đi tập gym khiến bạn phấn khởi trở lại, thì lúc này nên tập lại. Nếu không, cần tìm một hoạt động nào khác để tiếp thêm động lực cho bản thân.

Cách phòng ngừa: Thay đổi và xáo trộn các bài tập để tránh chán nản, từ đó ngăn quá tải. Cố gắng vạch ra một chiến lược ở đó bạn có thể thực hiện được và không ảnh hưởng đến những lĩnh vực quan trọng khác của cuộc sống. Nên biết rằng những người thường xuyên vắng mặt tại các sự kiện xã hội để đi tập thường là những người dễ quá tải nhất.

 

Có phải bạn đã quá tải vì tập giảm cân?

 

Dấu hiệu 2: Bạn cảm thấy sa sút và cơ thể không kham nổi bài tập (quá tải thể chất)

Hiện tượng quá tải thể chất xảy ra khi cơ thể bạn đã quen với lượng endorphin và dopamine mà nó tiết ra khi thường xuyên tập vất vả. Nếu bạn nghỉ một ngày hay bỏ lỡ một buổi tập, cơ thể sẽ thấy thiếu những tác nhân kia, khiến bạn có cảm giác sa sút tinh thần, từ đó bạn khó quay trở lại phòng gym hơn. Những triệu chứng sa sút tinh thần gồm có giảm ham muốn chăn gối, ăn uống không ngon miệng và thay đổi thói quen ngủ nghỉ (chẳng hạn như mất khả năng chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng như trước kia).

Hơn nữa, việc quá thúc ép bản thân còn có thể làm cho nhịp tim lúc nghỉ ngơi tăng cao do hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức mỗi ngày vì cơ thể không có thời gian hồi phục. Và tệ hơn nữa, có thể bạn sẽ không thấy được kết quả từ quá trình tập luyện giảm cân vất vả của mình, có thể là do việc tập luyện quá mức khiến bạn không thể thực hiện được những khả năng tốt nhất của mình, hoặc cũng có thể do các triệu chứng như mất ngủ.

Cách giải quyết: Khi cơ thể có dấu hiệu mỏi mệt, cần nghỉ ngơi ngay lập tức. Để biết bạn cần bao nhiêu thời gian nghỉ ngơi, cần xem lại bạn cần bao nhiêu thời gian để luyện tập 5 hoặc hơn 5 bài tập trong vòng một tuần lễ. Cứ sau mỗi một giai đoạn trong 7 ngày nghỉ ngơi lại cần 1 ngày hoạt động để hồi phục. Hay nói cách khác, nếu bạn luyện tập vất vả trong vòng 4 tuần trước đó, bạn nên có 4 ngày hoạt động hồi phục. Tất nhiên, điều này không có nghĩa bạn phải ngồi không trong suốt cả tuần. Nhằm giúp cơ bắp hồi phục, bạn cần thực hiện những hoạt động nhẹ để kích thích máu lưu thông đến những khu vực bị đau. Để biết bạn có cần thêm ngày nghỉ nào nữa không, cần xem cơ thể còn đau nhức nữa không sau một tuần nghỉ ngơi. Nếu vẫn còn đau, có thể đợi cho đến khi cơn đau giảm dần rồi mới quay trở lại tập luyện.

Cách phòng ngừa: Cũng giống như việc đa dạng hóa các bài tập, cần thay đổi cường độ tập để ngăn ngừa quá tải vì cơ thể bạn không có khả năng để thực hiện ở mức độ tối đa hết ngày này qua ngày khác. Chỉ cần thực hiện những bài tập ở cường độ mạnh 2-3 lần mỗi tuần, và những bài tập này nên có độ khó khác nhau.

Số lượt xem (189)/Bình luận (0)

Tags:
Nguyễn Khánh Ngọc

Nguyễn Khánh Ngọc

Other posts by Nguyễn Khánh Ngọc

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.