Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Cần đảm bảo các hoạt động TDTT không làm ảnh hưởng đến môi trường

Cần đảm bảo các hoạt động TDTT không làm ảnh hưởng đến môi trường

Tác giả: Ngô Thịnh Hường/25 Tháng Tám 2021/Categories: Chăm sóc sức khỏe

Ngày 27/4/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ tiêu chí hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động Thể dục thể thao (TDTT) tại các khu dân cư, nơi công cộng. Điều này thể hiện sự quan tâm của Bộ cũng như các cấp, ngành chức năng Nhà nước về môi trường tự nhiên trong các hoạt động TDTT.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các ảnh hưởng của hoạt động TDTT đến môi trường có thể tác động ngắn hạn hoặc dài hạn, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp…vào cuộc sống, trong đó nổi bật là việc tác động đến một số lĩnh vực sau:
Lĩnh vực năng lượng, nhiệt điện
Không một sự kiện thể thao lớn nào có thể tổ chức thành công không sử dụng đến các nguồn năng lượng. Đối với một số môn thể thao, bên cạnh nguồn điện năng, có nhiều nguồn năng lượng khác cũng được đưa vào sử dụng và khai thác do đặc thù thi đấu của môn. Ví dụ như xăng dầu, chất đốt được sử dụng cho môn Đua Ô-tô tốc độ, nước cho các môn thể thao dưới nước, hệ thống sưởi cho các môn thể thao ngoài trời, mùa đông…
Hệ sinh thái
Các hoạt động TDTT có thể được liệt kê vào một trong những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ sinh thái, dựa trên mức độ tác động của hoạt động. Có tất cả 3 mức độ mà các hoạt động TDTT có thể tác động đến hệ sinh thái, bao gồm:
Công tác xây dựng, sửa chữa địa điểm thi đấu, luyện tập TDTT
Công tác xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo… một địa điểm thi đấu, tập luyện trước mỗi một sự kiện thể thao là việc làm không thể tránh khỏi. Quy mô của các hoạt động này phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu sử dụng của sự kiện, khả năng tài chính của địa phương tổ chức cũng như thực trạng của địa điểm đấy. Đối với các thành phố lớn, việc xây dựng, cải tạo địa điểm thi đấu, luyện tập TDTT có thể thải ra một lượng lớn các rác thải xây dựng, đồng thời gây lãng phí nguồn nước, quỹ đất, hoặc năng lượng. Còn ở các địa điểm ngoại ô, việc xây mới một địa điểm thi đấu có thể gây tác động không nhỏ đến hệ sinh thái, tác động đến môi trường sống của một số sinh vật, cây xanh trong khu vực.
Những tác động đến hệ sinh thái của một số các môn thể thao địa hình, ngoài trời
Các môn thể thao địa hình được đề cập đến ở đây bao gồm Đua ngựa, các môn thể thao dưới nước, Đua xe đạp địa hình. Hầu như các môn thể thao này đều tận dụng những hiện trạng và điều kiện cơ bản sẵn có xung quanh để tổ chức thi đấu. Tác động của con người trong công tác chuẩn bị sự kiện thi đấu đến hệ sinh thái ở đây thường không nhiều, có chăng chỉ là những biển báo, biển chỉ dẫn cơ bản…
Trong trường hợp này, ý thức của từng cá nhân, từng VĐV, từng HLV, từng CĐV trong công tác gìn giữ và bảo vệ môi trường sẽ để lại tác động đến hệ sinh thái. Nếu đó là những cá nhân có ý thức tốt, thì hệ sinh thái sẽ nhận được nhiều tác động tích cực. Tuy nhiên, nếu đó là những cá nhân có thói quen xấu, không có ý thức bảo vệ môi trường, thì hệ sinh thái và môi trường xung quanh sẽ chịu nhiều những ảnh hưởng rất tiêu cực.
Những tác động lớn đến hệ sinh thái tự nhiên của một số các môn thể thao
Bên cạnh một số các môn thể thao tận dụng ngay điều kiện cơ bản của môi trường để tổ chức thi đấu, thì có những môn thể thao đòi hỏi sự cải tạo, thay đổi hoàn toàn khu vực xung quanh. Việc thay đổi toàn bộ một khu vực lớn hệ sinh thái có thể để lại khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Hành động đấy có thể dẫn đến việc thay đổi nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước, chặt phá rừng, cây xanh bừa bãi, tác động xấu đến môi trường sống của hệ động, thực vật bản địa, sói mòn đất, giảm độ liên kết đất, gia tăng mức độ ô nhiễm không khí, sự biến mất của một số nguồn động, thực vật bản địa do môi trường sống bị xâm phạm… và rất nhiều những vấn đề khác.
Đất và việc sử dụng đất
Quỹ đất sử dụng trong thể thao cũng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng mà các hoạt động thể thao ít nhiều cũng gây ra các ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp.
Đối với một sự kiện thể thao lớn, việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất tạo ra những tác động trực tiếp đến quỹ đất. Đấy có thể là cả một công trình xây dựng quy mô lớn, chuỗi nâng cấp, phát triển hệ thống đường xá, điểm đỗ xe, khu công cộng phục vụ cho sự kiện thể thao… Nếu như việc sử dụng quỹ đất không khoa học và đúng đắn, thì những hệ quả tiêu cực về việc lãng phí quỹ đất có thể dẫn đến nhiều vấn đề có liên quan đến môi trường, kinh tế và đôi khi là cả xã hội, nhân sinh.
Để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, nhiều nghiên cứu của các nước tiên tiến đã được thực hiện và chỉ ra các giải pháp cũng như xây dựng các bộ tiêu chí để các tổ chức/đơn vị áp dụng. Trong đó, giải pháp hiệu quả nhất vẫn là việc các quốc gia, tổ chức phi chính phủ tăng cường hơn nữa về các hoạt động phối hợp, nâng cao vai trò của các tổ chức trong hoạt động bảo vệ môi trường, tiến tới xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Đặc biệt là hoạt động tuyên truyền về môi trường cần phải đẩy mạnh và có tổ chức, theo những chương trình, lộ trình cụ thể, nhất là tại sự kiện thể thao có qui mô lớn nên lồng ghép việc tuyên truyền về thực trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên, vận động mọi người dân có ý thức trách nhiệm hơn với môi trường sinh thái, giản đơn là việc để rác thải đúng nơi quy định; xây dựng thói quen, nếp sống văn minh , lịch sự…
Việc bảo vệ môi trường xuyên suốt các sự kiện TDTT là điều vô cùng quan trọng vì mỗi sự kiện TDTT đều thu hút một lượng lớn người hâm mộ, VĐV và rất nhiều cá nhân khác đến tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc kiểm soát vấn đề bảo vệ môi trường tại các sự kiện TDTT còn trở nên khó khăn và vất vả hơn nếu như các địa điểm tổ chức thi đấu lại nằm ngoài khu vực trung tâm, khu vực ngoại ô… Dưới đây là danh sách sơ lược một vài những vấn đề có liên quan đến tiêu chí bảo vệ môi trường tại các sự kiện TDTT mà các đơn vị tổ chức, các thành phố, đất nước đăng cai nên cân nhắc cẩn thận để những ảnh hưởng của sự kiện TDTT không để lại hậu quả nghiêm trọng đến môi trường.
Các vấn đề liên quan đến môi trường: Khoảng cách di chuyển đến địa điểm thi đấu; Tỷ lệ lượng người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, phương tiện cá nhân;Tổng nguồn năng lượng được sử dụng xuyên suốt sự kiện TDTT; Tổng lượng rác thải mỗi ngày và sau khi kết thúc sự kiện; Tổng diện tích đất cần sử dụng để phục vụ cho sự kiện TDTT.
Để đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường và phát triển các giá trị bền vững, các tòa nhà, địa điểm thi đấu, địa điểm ăn nghỉ, tập luyện phục vụ cho sự kiện thi đấu thể thao cũng cần tuân thủ các vấn đề cơ bản gồm: Sử dụng hiệu quả và khoa học, tận dụng mọi điều kiện mà địa điểm cung cấp; Không làm ô nhiễm môi trường và cảnh quan xung quanh; Không lãng phí các nguồn nhiên liệu, nguồn năng lượng cơ bản, sử dụng một cách hiệu quả, đảm bảo cho những nhu cầu cơ bản và tối thiểu nhất của các cá nhân; Xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật; Xây dựng hình ảnh quảng bá cho sự kiện thể thao một cách hợp lý; Phối hợp với nhu cầu của địa phương để lên kế hoạch sử dụng hệ thống trang thiết bị, dụng cụ TDTT một cách khoa học và hiệu quả nhất, tránh để lại những lãng phí không đáng có.
Thiết nghĩ, môi trường tự nhiên trong lành là mong ước của mỗi người dân. Nhất là mỗi ngày, mọi người được tham gia tập luyện, rèn luyện TDTT trong môi trường không bị ô nhiễm. Các cấp, ngành chức năng nên xây dựng môi trường hoạt động thể thao lành mạnh, góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Chỉ khi lấy sức khỏe của con người là mục tiêu bảo vệ môi trường, thì các vấn đề môi trường mới thực sự được quan tâm đúng mức./.

N.Giang

Số lượt xem (1025)/Bình luận (0)

Tags:
Ngô Thịnh Hường

Ngô Thịnh Hường

Other posts by Ngô Thịnh Hường

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.