Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

eSports Việt vươn mình

eSports Việt vươn mình

Tác giả: Hoàng Mai Hồng/24 Tháng Bảy 2024/Categories: Thể thao trong nước

Sau hai thập niên phát triển, nhiều đội eSports Việt Nam đã đạt thành tích cao trên đấu trường khu vực và thế giới. Các giải đấu eSports ở Việt Nam có tổng giải thưởng ở mức hàng chục tỉ đồng khi lượng người theo dõi lên tới quy mô 26 triệu người, theo thống kê của We Are Social.

Với khoảng 51 triệu thuê bao 3G/4G và khoảng 32,8 triệu game thủ trong nước, theo Appota, doanh nghiệp về giải trí trực tuyến và eSports có trụ sở tại Hà Nội, cứ khoảng hai người có Internet di động ở Việt Nam thì có một người chơi các trò chơi trên smartphone của họ. 

Tuy chưa có nhà đầu tư eSports nào công bố doanh số ở thị trường Việt Nam, nhưng với lượng người xem ước tính đến 26 triệu, nhu cầu giải trí ngày càng cao, đang tạo điều kiện cho các nhà sáng tạo nội dung (content creator), các kênh truyền thông và nhà tổ chức sự kiện eSports tham gia thị trường. eSports Việt Nam đang trở thành kênh quảng bá thương hiệu rất hiệu quả, tạo ra những người nổi tiếng là các streamer (người phát trực tuyến), content creator, caster (bình luận viên), người chơi chuyên nghiệp (pro-player) với tài khoản cá nhân có hàng trăm ngàn người theo dõi. Với độ tuổi trung bình của khán giả vào khoảng 18-22, các giải đấu eSports luôn thu hút được nhiều nhãn hàng muốn tiếp cận khách hàng GenZ. Ở thị trường Đông Nam Á, giá trị tài trợ và hiệu quả truyền thông của eSports chỉ xếp sau bóng đá nam.

“Với sự đầu tư và phát triển đúng hướng, trong khoảng ba năm nữa, các tuyển thủ / người có tầm ảnh hưởng (KOL) của eSports Việt Nam hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với những người nổi tiếng của ngành giải trí như ca sĩ hay diễn viên,” ông Trần Sơn – giám đốc phát triển thể thao điện tử của Game Studio 3 (VNG), cựu quản lý đội tuyển GAM – nói với Forbes Việt Nam.

Một nguyên nhân khác khiến thị trường eSports Việt Nam hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư là chính sách phát triển của hội Thể thao Điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA). Từ năm 2021, VIRESA chủ trì tổ chức hai hệ thống giải đấu thường niên là giải thể thao điện tử vô địch quốc gia (VEC) và giải thể thao điện tử sinh viên toàn quốc (UEC). VEC là hệ thống giải đấu chuyên nghiệp nhằm tuyển chọn đại diện của Việt Nam tranh tài tại các đấu trường quốc tế, còn UEC là mô hình giải đấu phong trào và bán chuyên. Ngoài ra, VIRESA còn ban hành luật thi đấu và quy chế chính thức cho khoảng 10 bộ môn thể thao điện tử và một số bộ môn vũ đạo thể thao giải trí phổ biến tại Việt Nam, ban hành điều lệ các hệ thống giải quốc gia của eSports cũng như chú trọng các hoạt động đào tạo, tập huấn.

Theo báo cáo e-Conomy SEA năm 2019 của Google, Temasek và Bain & Company, thị trường eSports ở Đông Nam Á ước tính sẽ có trị giá chín tỉ đô la Mỹ vào năm 2025. Việt Nam đang nằm trong nhóm sáu nước lớn nhất về eSports của khu vực, tăng trưởng 28%, và được dự đoán sớm trở thành quốc gia dẫn đầu. Việc những vận động viên chuyên nghiệp xuất hiện tại đấu trường thể thao quốc tế, nhiều tin tức hơn trên các kênh truyền hình truyền thống, sẽ giúp nâng cao nhận thức về eSports như môn thể thao chính thức.

Hệ thống giải đấu chuyên nghiệp đã góp phần đưa Việt Nam từ “vùng trũng” của Đông Nam Á, trở thành quốc gia có nền eSports phát triển hàng đầu khu vực. eSports Việt Nam liên tục được “xướng tên” trong các sự kiện thể thao tầm cỡ khu vực/châu lục như đoạt bốn huy chương Đồng tại Asian Games (Asiad) 2018 ở các bộ môn Liên Quân Mobile, PES và StarCraft 2, Clash Royale; ba huy chương Đồng ở các bộ môn Liên Quân Mobile, StarCraft 2 và Dota 2 tại SEA Games 30. Dựa trên đó, nhiều nhà phát hành đã đưa thể thao điện tử vào môi trường giáo dục với hàng loạt giải đấu cùng các hoạt động dành cho học sinh – sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước được tổ chức hằng năm.
eSports ngày càng thu hút các nhà tài trợ lớn và được tổ chức phát triển bài bản. Tại Thụy Điển và Mỹ, các trường hay học viện có các gói học bổng dành cho vận động viên eSports chuyên nghiệp. Tại Trung Quốc, nhà sản xuất game NetEase biên soạn giáo trình dạy làm game, và đưa vào giảng dạy tại ĐH Thanh Hoa. Tại Việt Nam, định hướng đưa eSports vào môi trường giáo dục cũng đang được các tổ chức/nhà phát hành như VNG, Garena… đầu tư.

Ông Trần Sơn, người đang thực hiện các công việc phát triển thể thao điện tử, vẫn tỏ ra tin vào tương lai của eSports Việt Nam cả về mặt thành tích thi đấu lẫn mức độ đầu tư và phát triển của các tổ chức lớn. “Đây không phải là niềm tin mù quáng mà là nhìn vào thực tế về trí tuệ của người Việt Nam trên mọi phương diện khác,” ông nói. Không giống các bộ môn thể thao thể chất khi thể hình và thể trạng của người Á Đông luôn bị xem là bất lợi so với các khu vực khác, eSports luôn đề cao tính chiến thuật và tinh thần đoàn kết.

Hệ thống tổ chức các giải đấu trong nước và quốc tế tại Việt Nam ngày một gia tăng và ổn định, công tác tổ chức giải dần đi vào chuyên nghiệp, trình độ các vận động viên/tuyển thủ được nâng cao. Các sự kiện thể thao như SEA Games, Asiad chính là những minh chứng rõ nét nhất cho thấy rằng eSports tại Việt Nam đang dần có được vị trí vững vàng và được nhìn nhận như môn thể thao chuyên nghiệp.

Hồng Thanh

Số lượt xem (29)/Bình luận (0)

Tags:
Hoàng Mai Hồng

Hoàng Mai Hồng

Other posts by Hoàng Mai Hồng

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.