Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

F1 - Nghịch lý giữa đam mê và những thảm kịch

F1 - Nghịch lý giữa đam mê và những thảm kịch

Tác giả: Ngô Quang Hậu/14 Tháng Mười 2015/Categories: Thế thao quốc tế, Đua xe

Vụ tai nạn tại đường đua Suzuka vừa qua khiến tay lái Jules Bianchi chấn thương nặng ở đầu là một minh chứng cho những mặt trái không dễ giải quyết và đôi khi phải trả giá đắt trong môn đua xe Công thức Một.

Không ai muốn phải chứng kiến các tay đua bị đau đớn. Nhưng có thực tế không thể phủ nhận là chính khả năng xảy ra những vụ va chạm trên đường đua đầy kịch tính đã góp phần khiến cuộc đua F1 trở thành môn thể thao mạo hiểm nhưng cuốn hút người chơi và hàng triệu khán giả trên khắp thế giới.

Đã 20 năm kể từ sau ngày huyền thoại F1 Ayrton Senna tử nạn trên đường đua. Cũng từng đó năm những người làm F1 luôn đối mặt với yêu cầu phải liên tục đổi mới công nghệ cũng như cách thức tổ chức để ngày càng đảm bảo an toàn hơn cho các tay đua và những người tham gia tại các Grand Prix. Dù vậy một số vụ tai nạn khiếp sợ, đe dọa tới tính mạng của tay đua, vẫn thỉnh thoảng lại xảy ra trong làng đua F1, mà mới nhất là trường hợp Jules Bianchi của đội Marussia. Tay đua người Pháp gặp nạn sau khi chiếc MR03 đâm thẳng vào xe cẩu đang chuyển chiếc C33 của Adrian Sutil (Sauber) ra khỏi đường đua. Vụ va chạm khiến cuộc đua diễn ra trong điều kiện trời mưa to được rút ngắn. Bianchi được chuyển thẳng tới bệnh viện để cứu chữa. Anh bị thương ở vùng đầu và phải tiến hành phẫu thuật não.

Tuy nhiên tất cả các tay đua đều biết rõ họ đang mạo hiểm với chính cuộc sống của mình mỗi khi mặc vào người bộ trang phục chịu nhiệt và đội chiếc mũ bảo hiểm rồi bước vào chặng đua. Họ vẫn làm vậy vào mỗi dịp cuối tuần vì tình yêu. Sự căng thẳng cao độ trước và trong mỗi cuộc đua giúp tạo ra hoóc môn kích thích thần kinh adrenalin mà chính những người trong cuộc nhận xét là khiến họ cảm thấy như không còn bất kỳ thứ gì khác trên trái đất này.


Mỗi tay đua đều phải có một tình yêu đặc biệt với tốc độ mới có thể tham gia vào môn thể thao mạo hiểm này. Ảnh: AFP.

Mạo hiểm là một phần của thách thức và luôn được các tay đua yêu thích, theo cách giống như khi mọi người ngưỡng mộ các phi hành gia đặt chân lên mặt trăng. Các tay đua xe thích làm những điều mà đa số người bình thường không thể hoặc không dám làm. Những gì các tay đua thể hiện chính là sự kết hợp của khả năng cân bằng, cảm xúc, sự khéo léo, kỹ năng, tốc độ phán đoán và khả năng đạt tới giới hạn cao nhất của sự dũng cảm cũng như thể lực.

Nhưng, cũng vì tính chất mạo hiểm luôn song hành nên ý thức trách nhiệm trong việc đưa con người và máy móc tới những giới hạn nhất định của các định luật vật lý và khả năng của con người hiện nay đã thực sự trở thành lời khẩn cầu đối với làng đua F1. Những tay đua hàng đầu phải thực sự là những người đua xe giỏi nhất thế giới được điều khiển những chiếc xe tiên tiến nhất, có thể đạt tốc độ cao nhất và có tính cạnh tranh cao nhất mà công nghệ có thể tạo ra nhưng phải trong phạm vi giới hạn của các điều luật mà những người có trách nhiệm với F1 đặt ra.

Những giới hạn là cần thiết bởi những người điều hành F1 hiểu rõ mọi nguy hiểm, và muốn giới hạn nhiều nhất có thể để duy trì tinh hoa của môn thể thao tốc độ này. Những cuộc thảo luận, nhiều khi căng thẳng tới mức tranh cãi, về việc cân bằng giữa giới hạn khả năng của con người, công nghệ máy móc và độ nguy hiểm, hiện giờ diễn ra ở gần như mỗi Grand Prix.

Cách đây hai chặng đua, tại Italy, một cuộc tranh cãi đã nổ ra xung quanh việc liệu điều chỉnh độ an toàn của góc cua nổi tiếng Parabolica từ mặt đường sỏi thô thành nhựa đường có làm mất đi tính hấp dẫn của mức độ thách thức. Và một lần nữa, tại Grand Prix Nhật Bản chủ nhật vừa rồi, các nhà tổ chức F1 lại có thêm lý do rất lớn để tranh cãi về những mâu thuẫn giữa tính hấp dẫn của độ mạo hiểm và sự an toàn.

Thường xuyên có những phàn nàn liên quan tới việc khi nào thích hợp nhất để xe an toàn xuất hiện trên đường đua sau khi mưa to. Và sau tai nạn của Bianchi hôm 5/10, nhiều người, trong đó có cả các tay đua tham gia chặng Nhật Bản, đã chỉ trích rằng cuộc đua lẽ ra phải được kết thúc sớm hơn trong điều kiện trời càng lúc càng mưa to. Ở chặng này, các tay đua ba lần phải chạy sau xe an toàn với tổng cộng 12 vòng đua, hai lần cờ đỏ được phất lên để tạm dừng cuộc đua. Hàng loạt pha mất lái diễn ra tại các khúc cua. Cuối cùng cuộc đua đã phải dừng ở vòng 44 thay vì 53 như thường lệ sau khi chứng kiến hai vụ tai nạn liên tiếp của Sutil và Bianchi.

Tại Suzuka, nơi Bianchi gặp nạn phải mổ não hôm 5/10, sự mâu thuẫn giữa tính hấp dẫn và độ an toàn nằm ở chính thiết kế đường đua. Hầu hết các tay đua đều yêu thích trường đua này bởi vì Suzuka đúng là một “ngôi trường cũ” đúng nghĩa. Tại đây, khả năng xảy ra tai nạn được đánh giá là cao hơn nhiều so với các đường đua hiện đại hơn. Nhưng đa số các tay đua lại hào hứng với sự mạo hiểm và thách thức của địa điểm này hơn, trong khi tỏ ý chê các đường đua mới là đơn điệu, nhàm chán. Suzuka có đến 18 khúc cua, 8 trái, 10 phải. Nếu không xử lý khéo, một tay đua từng 7 lần vô địch thế giới và 6 lần giành podium ở Suzuka như huyền thoại Michael Schumacher cũng có thể gặp tai nạn ở đợt chạy thử của chặng đua hồi năm 2012. Jenson Button từng nhận xét: “Giống như một đường đua trên phố, Suzuka không cho phép các tay đua mắc một sai lầm nào và chỉ cần xử lý sai tình huống, anh sẽ phải trả giá”. Tuy nhiên, độ khó của Suzuka không phải là nguyên nhân chính khiến Bianchi, một tay đua trẻ đầy tiềm năng, gặp tai nạn nghiêm trọng đến vậy.


Nhân viên cứu hộ giải cứu cho Bianchi. Ảnh: EFE.

Một cuộc điều tra xem chuyện gì đã xảy ra, và bằng cách nào để một tai nạn tương tự không còn xảy ra trong tương lai, đã bắt đầu được tiến hành. Có một số chỉ trích cho rằng nếu chặng đua được tiến hành sớm hơn hai tiếng, vụ tai nạn có thể đã không xảy ra. Nhưng siêu bão Phanfone đã khiến nơi diễn ra Grand Prix Nhật Bản cuối tuần qua phải hứng những trận mưa lớn, bởi vậy việc tiến hành chặng đua vào thời gian nào trong ngày chủ nhật vừa qua không phải là nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn, bởi đường đua lúc nào cũng trong điều kiện trơn trượt vì ẩm ướt.

Đoạn đường đua ở góc cua Dunlop tương đối nhỏ so với tiêu chuẩn của các đường đua hiện đại, dù nó đã được nới rộng hết cỡ theo cấu trúc của đường đua cách đây vài năm. Nhưng đây cũng được coi không phải là nguyên nhân thực sự của vụ tai nạn khiến Bianchi phải vào viện và phẫu thuật não. Ở đoạn cua đó có rào chắn để hạn chế nguy hiểm cho các xe bị trượt vì đường trơn hoặc mất lái. Một vòng trước khi Bianchi gặp sự cố, Adrian Sutil cũng phải bỏ cuộc khi mất lái, nhưng xe chỉ lao vào hàng rào chắn tại góc cua Dunlop còn tay đua của Sauber thì không gặp chấn thương nào.

Vấn đề then chốt của cuộc điều tra phân tích xem chuyện gì thực sự đã dẫn đến tai nạn nghiêm trọng ở chặng Nhật Bản vừa rồi chắc chắn phải là chi tiết chiếc xe đua MR03 của Bianchi đâm thẳng vào xe cẩu đang chuyển chiếc C33 của Adrian Sutil (Sauber) gặp va chạm vòng trước đó ra khỏi đường đua. Phần bảo vệ vùng đầu cho các tay đua trên xe của Bianchi đã bị xé rách trong vụ va chạm mạnh, khiến anh chịu đa chấn thương vùng đầu.

Các quan chức F1 cho hay một số nghiên cứu về thiết bị hỗ trợ thêm cho việc bảo vệ vùng đầu các tay đua vẫn đang được tiến hành. Nhưng thiết bị đó chỉ có thể giúp bảo vệ vùng đầu của các tay đua khỏi những mảnh rơi vỡ từ các xe như cánh gió hoặc lốp xe, chứ khó có thể giúp các tay đua tránh khỏi những chấn thương nặng sau các vụ va chạm mạnh với xe cẩu hoặc máy kéo trên đường đua.

Khi đang tiến hành kéo xe hỏng của Sutil khỏi đường đua, các nhân viên cũng đã cảnh báo mức nguy hiểm cao nhất từ trước khi dừng chặng đua một vòng. Cờ vàng liên tục được vẫy đúp. Tuy nhiên Bianchi đã mất lái ở đoạn cua Dunlop, cũng giống như Sutil ở vòng trước đó, khi chiếc xe bị lướt đi trên mặt nước theo kiểu trượt ván. Điều đó cho thấy rõ xe đua F1 có thể dễ dàng lướt trên mặt nước khi trời mưa to, và khi điều đó xảy ra thì không tay đua nào có thể kiểm soát được tình hình.

Cách đây 20 năm cũng tại Suzuka, một tai nạn tương tự cũng từng xảy ra. Chiếc xe của Martin Brundle (đội McLaren) trượt đi khoảng vài trăm mét dọc đường đua. Hồi đó Brundle đã may mắn tránh đụng phải một chiếc xe kéo có cần cẩu trong gang tấc. Nhưng xe anh lại lao vào và khiến một nhân viên của đường đua bị chấn thương nặng. Nhân viên đó lúc ấy đang mải sửa chiếc xe của một tay lái khác gặp sự cố ít phút trước đó.

Bất chấp sự cố hồi đó, những chiếc xe kéo và cần cẩu thỉnh thoảng vẫn tiếp tục được sử dụng để đưa những chiếc xe hỏng vì va chạm ra khỏi đường đua. Cho tới tận trước khi xảy ra vụ tai nạn mới nhất của Bianchi, không có bất kỳ nhân vật nào của làng đua F1 thực sự suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.

Mưa càng lúc càng to, ánh sáng yếu, tầm nhìn kém, góc cua hẹp, tay đua mất lái nên không thể tránh được tai nạn dù đã có tín hiệu cờ là những vấn đề nguy hiểm được đề cập tới khi phân tích nguyên nhân vụ đâm xe dẫn tới chấn thương nặng cho Bianchi. Nhưng như thường lệ, đây là một vấn đề phức tạp của làng đua F1.

Ai cũng có thể dễ dàng phán xét rằng chiếc xe cẩu không nên xuất hiện ở đường đua lúc đó. Tuy nhiên những chiếc xe sau khi hỏng vì va chạm cũng cần phải được đưa ra khỏi đường đua bằng cách nào đó càng nhanh càng tốt, bởi vì nếu các tay lái khác đâm phải một xe đua đang mắc kẹt phía trước khi đang chạy ở tốc độ cao cũng nguy hiểm không kém.

Vì vậy chắc chắn sẽ phải có những cuộc bàn luận xem phải làm gì tốt hơn trong trường hợp có xe đua bị hỏng ngang đường. Phương án sử dụng xe an toàn dẫn đường để làm giảm tốc độ cuộc đua trước khi đưa phương tiện cứu hộ vào đường đua nên được cân nhắc. Hoặc các chuyên gia F1 cần tìm cách nào đó để biến phương tiện cứu hộ xe thành những vật ít nguy hiểm hơn nếu có xe khác đâm vào.

Đây là lần đầu tiên sau khoảng 5 năm làng đua xe F1 mới lại phải chứng kiến một vụ tai nạn nghiêm trọng như tại chặng Suzuka vừa xong. Ở vòng phân hạng của Grand Prix Hungary 2009, Felipe Massa cũng bất tỉnh và phải vào viện phẫu thuật chấn thương sọ não. Hồi đó, một mảnh vỡ khá lớn từ phía sau xe của Rubens Barrichello đã văng vào đầu Massa ở tốc độ cao và khiến anh ngất tại chỗ dù đội mũ bảo hiểm.

“Chúng ta dường như cảm thấy quen với những mối nguy hiểm thường trực trong đua xe F1 khi không có chuyện gì xảy ra, và rồi tất cả đều cảm thấy ngỡ ngàng khi có sự cố bất ngờ ập đến”, Chủ tịch danh dự của đội Mercedes, Niki Lauda, phát biểu. Ông chính là tay đua suýt chết trong một vụ tai nạn thảm khốc ở Grand Prix Đức năm 1976. Tới giờ, người ông vẫn còn hằn nhiều vết sẹo. Cựu tay đua từng ba lần vô địch thế giới này nói thêm: “Chúng ta luôn phải nhận thức rõ rằng đua xe là môn thể thao luôn rất nguy hiểm. Và vụ tai nạn lần này ở Grand Prix Nhật Bản là một sự cố xảy ra vì tập hợp của hàng loạt nguyên nhân. Một chiếc xe bị hỏng sau cú đâm vào rào chắn, chiếc xe cẩu xuất hiện, và chiếc xe đua tiếp theo lao đến. Thật rủi ro khi việc này xảy ra. Cơ quan điều hành F1 có thể coi đây là bài học để hành động khác đi trong những chặng đua tới nếu ở vào điều kiện cuộc đua khắc nghiệt như tại Suzuka lần này”.

Nhưng có một thực tế đáng tiếc đối với môn đua xe là đôi khi các bài học được rút ra với cái giá rất đắt.

 

Theo vnexpress.net


Số lượt xem (522)/Bình luận (0)

Tags:
Ngô Quang Hậu

Ngô Quang Hậu

Other posts by Ngô Quang Hậu

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.