Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Giảm thiểu những chấn thương thường gặp phải khi luyện tập thể dục

Giảm thiểu những chấn thương thường gặp phải khi luyện tập thể dục

Tác giả: Nguyễn Khánh Ngọc/26 Tháng Mười 2017/Categories: Thể dục thẩm mỹ

Khi tập thể dục bạn tạo áp lực lên các bộ phận khác nhau của cơ thể và nếu như không được phòng ngừa thì bạn sẽ rất dễ gặp phải chấn thương khi tập luyện. Với những chia sẻ ở bài viết về biện pháp an toàn dưới đây, bạn sẽ có thể giảm thiểu được rủi ro chất thương tập luyện giảm cân hay tập nâng cao sức khỏe

Trầy, phồng rột da

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do da bị cọ xát với quần áo hoặc bộ phận nào đó của cơ thể. Phồng rộp da có thể gây khó chịu và đau đớn nhưng không gây ra cản trở cho bạn khi thực hiện bài tập.
 

Giảm thiểu những chấn thương thường gặp phải khi luyện tập thể dục


Phòng tránh:

  • Khi luyện tập thì bạn nên chọn loại quần áo thể thao có chất liệu mềm mại, co giãn.
  • Trường hợp với vùng da dễ bị phồng rộp thì trước khi bắt đầu vào bài tập bạn có thể dùng bột tan bôi vào vùng da đó.

Chuột rút

Bạn sẽ dễ gặp tình trạng này nếu như cơ thể bị mất muối và nước. Trong quá trình luyện tập, cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi và nếu như bạn không kịp thời bổ sung nước và natri thì rất dễ bị chuột rút. Những ai mới tập luyện thì khi các cơ bị căng mỏi quá sức cũng rất dễ bị chuột rút.

Phòng tránh: 

  • Bổ sung nước và natri.
  • Nếu chuột rút do căng mỏi cơ thì hãy xoa bóp nhẹ nhàng và thả lỏng cơ bắp.

Đau lưng

Sau khi tập thể dục, không ít người bị đau lưng. Điều này có thể là do cơ bụng và lưng yếu, bên cạnh đó, đau lưng cũng có thể là do thực hiện các động tác quá mạnh, lặp đi lặp lại hoặc tập sai tư thế.
 

Giảm thiểu những chấn thương thường gặp phải khi luyện tập thể dục


Phòng tránh:

  • Tăng dần thời gian luyện tập để tăng sức dẻo dai của cơ bụng và lưng.
  • Ban đầu nên chọn bài tập nhẹ nhàng, sau mới dần nâng cao độ khó lên.

Đau gót chân tái phát

Nó có thể xảy đến vào buổi sáng hoặc khi bắt đầu đầu tập thể dục, thường sau ít phút cơn đau sẽ biến mất nhưng nếu thực hiện bài tập quá lâu, cơn đau có thể tái xuất.

Điều trị: Dùng thuốc chống viêm để giảm cơn đau, sau đó bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị thích hợp.

Đau cổ

Tình trạng này xảy ra thường là do lựa chọn hình thức tập không phù hợp hoặc tập sai tư thế.
 

Giảm thiểu những chấn thương thường gặp phải khi luyện tập thể dục


Phòng tránh:

  • Nếu bạn chỉ đau nhẹ vùng cổ thì nên xoay đầu nhẹ nhàng. Không xoay cổ 360 độ liên tục.
  • Massage nhẹ nhàng các vùng xung quanh, việc này sẽ giúp nới lỏng cơ bắp.
  • Nếu vẫn cảm thấy cơn đau tiếp diễn không dứt thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được điều trị thích hợp.

Đau cơ xoay

Cơ xoay là chỉ các dây chằng và cơ bắp hỗ trợ cánh tay và khớp vai. Biểu hiện của chấn thương này là bầm tím, sưng đau, thậm chí là chảy máu, nặng hơn thì có thể hạn chế hoặc làm giảm phạm vi chuyển động của khớp vai, khiến cho bạn cảm thấy đau mỗi khi cử động cánh tay.

Phòng tránh:

  • Trước khi bắt tay vào thực hiện bài tập bạn hãy khởi động xoay vai và làm giãn các cơ trước đó.
  • Trường hợp gặp phải chấn thương cơ xoay thì để có hướng chữa trị phù hợp, bạn nên đến gặp bác sĩ để đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Đau nhức cơ bắp
 

Giảm thiểu những chấn thương thường gặp phải khi luyện tập thể dục


Đây là chấn thương bình thường khi tập luyện. Đau nhức cơ bắp thường đau ngay khi tập luyện hoặc sau một vài ngày.

Phòng tránh: Để ngăn chặn tình trạng này thì cách tốt nhất đó là thực hiện động tác khởi động kỹ càng trước khi tập luyện.

Lưu ý:

Bạn nên nghỉ ngơi một thời gian để cho các cơ bắp hồi phục lại trước khi vận động mạnh nếu như đã lâu rồi bạn không tập và các cơ bắp vẫn đau nhức. Tốt nhất là trước khi tăng thời gian tập luyện lên bạn nên khởi động bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Đau chân

Đau chân có thể là do tập sai tư thế, chân yếu, bắp chân bị căng.
 

Giảm thiểu những chấn thương thường gặp phải khi luyện tập thể dục


Phòng tránh:

  • Xoa bóp bắp chân cho nóng và giãn cơ trước và sau khi kết thúc bài tập.
  • Chọn đôi giày mềm mại, chắc chắn để tránh bị trẹo chân.

Viêm gân gót chân

Viêm gót chân sẽ làm giảm hoạt động thể chất và khiến bạn đi lại khó khăn. Điều này dễ xảy ra khi bạn luyện tập quá sức, các cơ căng mỏi, căng thẳng. Nếu như độ đau càng tăng thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị.

Đau đầu gối

Thường đau đầu gối là do bạn thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều như nhảy, chạy, leo cầu thang.

Phòng tránh:

  • Thay đổi động tác tập luyện, hoạt động thể chất kết hợp các động tác thấp và cao.
  • Nếu đau nặng thì bạn nên nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng gạc lại, và tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu đau đầu gối kéo dài.

Số lượt xem (116)/Bình luận (0)

Tags:
Nguyễn Khánh Ngọc

Nguyễn Khánh Ngọc

Other posts by Nguyễn Khánh Ngọc

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.