Menu

Video & Audio

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid94121van-dong-than-the-trong-mua-dich-covid-19-e1586408103443 (1).jpg Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

Bài số 8: Bài tập phòng chống mệt mỏi toàn thân

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93932images (5).jpg Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

Bài tập nâng cao sức khỏe mùa dịch Covid 19 (Dành cho khối Trung học)

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93931images (3).jpg Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

Bài tập Yoga cho lá phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa VIÊM PHỔI trong dịch Covid-19 | 15...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93930images (1).jpg Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

Bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khoẻ phòng COVID 19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93929bai-tap-gym-tai-nha-cho-nam-lunge.jpg 4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

4 bài tập tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả nhất

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93908chỉ mục.jpg Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bài tập thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93907phong-trao-truot-patin-hien-nay.jpg Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

Môn trượt học - Khóa cơ bản - Cấp độ 1

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93906tải xuống (3).jpg BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

BÀI TẬP THỂ DỤC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93905tải xuống (2).jpg Học nhảy dù

Học nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93904871265018442332693835873750089886355423232n-15822803917131908342020.jpg 'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

'Khỏe để chống virus corona' với bài tập phát triển chiều cao

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93903theduc9.jpg Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

Phương pháp thở đặc biệt giúp phòng chống Covid-19 | Bác sĩ Calvin Q. Trịnh -...

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93902tải xuống (1).jpg Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

Phòng Dịch Corona - Thể Dục Aerobic - Bé Khai Xuân - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid93901tải xuống.jpg Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

Tập luyện thể dục tại nhà trong mùa cách ly phòng ngừa bệnh Covid-19

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid897897pvLACCI-iCQ.jpg Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

Tìm hiểu về môn thể thao nhảy dù

/Portals/0/EasyDNNRotator/680/News/aid894894XL9ooKXf8w8.jpg Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Những "Superman" thể thao đường phố Hà nội

Thể thao mạo hiểm

Hàng tỷ đôla mỗi năm ở F1 chạy đi đâu

Hàng tỷ đôla mỗi năm ở F1 chạy đi đâu

Tác giả: Ngô Quang Hậu/30 Tháng Sáu 2015/Categories: Thế thao quốc tế, Đua xe

Tương tự trong môn bóng đá, các đội đua F1 nhà giàu có bề dày truyền thống, tiếng tăm luôn nhận được ưu đãi lớn hơn về mặt tài chính. Trong khi đó, đang có hai đội thuộc diện con nhà nghèo tạm thời phải bỏ thi đấu.

Tại sao một môn thể thao kiếm được gần 1,8 tỷ đôla mỗi năm như F1 lại đang có tình trạng các đội đua ở nhóm dưới phải vật lộn kiếm tiền hòng xoay sở đủ chi phí để duy trì sự tồn tại?

Đó là câu hỏi đang được đặt ra với các nhà quản lý sau khi chứng kiến việc hai đội đua Marussia và Caterham bị đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt do mất khả năng trả nợ, sự việc trên khiến chỉ có vẻn vẹn 18 chiếc xe tham dự một chặng đua F1, con số thấp nhất trong chín mùa giải gần đây.

Những khó khăn về tài chính khiến chỉ còn 18 chiếc xe tham dự Grand Prix Mỹ vừa qua.

Ảnh: Formula 1.

Dù lý giải như thế nào đi chăng nữa, về bản chất, câu hỏi trên là khá ngơ ngẩn và hoàn toàn sai, vì ngay cả trong một môn thể thao vua, hái ra tiền như bóng đá cũng có hàng loạt câu lạc bộ rơi vào tình trạng nợ nần. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng khi nhiều đội đua phải đối mặt với khó khăn tài chính thì rõ ràng F1 đang có vấn đề. Đề tài được bàn luận nhiều nhất là lợi nhuận từ các chặng đua đã được phân chia một cách công bằng hay chưa.

Ngoài hai đội đua kể trên thì những đội đua nhỏ khác như Force India, Lotus và Sauber cũng đang phải chạy vạy, xoay sở trang trải đủ chi phí để tồn tại. Trong khi đó, các đội Ferrari, Mercedes hay Red Bull lại sống sung túc, dư dả với ngân sách hàng trăm triệu đôla mỗi năm nhờ các tập đoàn mẹ rót vốn. Câu hỏi được đặt ra là những mô hình trên liệu có bền vững và ổn định hay không?

Đã có vài đội đua bày tỏ sự phản kháng gay gắt trong chặng đua vừa qua tại Austin (Mỹ). Phó chủ tịch đội Force India, Bob Fenley cho biết họ suýt nữa đã tẩy chay Grand Prix Mỹ cùng một số đội đua khác để yêu cầu các nhà quản lý đưa ra giải pháp thích hợp.

Dù lời đe doạ của Force India rất khó để trở thành sự thật, các chuyên gia F1 đều phải thừa nhận môn thể thao này đang đứng trước ngã ba đường và đòi hỏi lợi nhuận cần được phân chia một cách sòng phẳng hơn. Các cuộc thảo luận kín đã được tiến hành. Trong lúc chờ đợi tấm rèm nhung được vén ra, chúng ta hãy cùng xem lợi nhuận của F1 đã chạy đi đâu?

Những đội đua nào kiếm được nhiều tiền nhất? Không hề ngạc nhiên chút nào khi đó đều là những ông lớn. Red Bull và Ferrari có ngân sách trong khoảng 400 triệu đôla mỗi năm. Đứng ngay phía sau hai đội đua này là hai ông lớn khác, Mercedes và McLaren có quỹ ngân sách hàng năm ở mức dưới 320 triệu đôla. Tuy nhiên, với trường hợp của Mercedes và Ferrari, khoản ngân sách trên chưa tính đến khoản tiền đầu tư để sản xuất động cơ cho chính đội đua và các khách hàng. Với Mercedes, khoản tiền đầu tư trên ở mức xấp xỉ 224 triệu đôla.

McLaren và Mercedes có thu nhập vượt xa các đội đua như Lotus, Sauber và Force India.
Ảnh: Formula 1.

Ngân sách của bốn đội đua trên bỏ xa nhóm còn lại. Ngân sách hàng năm của Lotus là 207 triệu đôla. Nhóm Williams, Sauber, Force India và Toro Rosso không chênh lệch nhau nhiều và nằm trong khoảng 160 triệu đôla. Marussia và Caterham lần lượt có ngân sách là 112 và 96 triệu đôla. Một số đội đua giữ bí mật về tình hình tài chính, vì thế những con số trên đều là phỏng đoán. Thu nhập của các đội đến từ hai nguồn chính: Tiền thưởng và tiền từ các nhà tài trợ.

Vậy tiền thưởng đã chạy đi đâu? 63% trong số 1,756 tỷ đôla lợi nhuận của F1, được chuyển về cho các đội đua, phần còn lại chảy vào túi của nhóm các chủ sở hữu bản quyền thương mại F1 (được viết tắt là CRH). Nhóm này bao gồm một công ty đầu tư có tên CVC Capital Partners cùng một số ngân hàng và những nhà đầu tư khác nắm cổ phần.

Hợp đồng xác định khoản tiền mà các đội được phân chia được giữ kín, mỗi đội đua đều có thoả thuận riêng với nhóm sở hữu bản quyền thương mại F1. Tuy nhiên về cơ bản phương thức phân chia tương đối phức tạp này được thực hiện như sau:

Gần một nửa (47,5%) của lợi nhuận, khoảng 798 triệu đôla (ở năm gần đây nhất) được chia thành hai phần. Một nửa được chia đều có 10 đội đua tốt nhất (căn cứ theo thành tích tại ba mùa giải gần nhất). Nửa còn lại được phân chia cho 10 đội đua xuất sắc của mùa giải, theo đó đội đua giành được nhiều điểm hơn sẽ được nhiều tiền thưởng hơn.

Ngoài ra, còn có một khoản tiền riêng vào khoảng 300 triệu đôla giành cho đội đua vô địch mùa giải và một khoản tiền được chia cho ba đội đua Ferrari, McLaren và Red Bull, trong đó đội đua Italy chiếm phần nhiều nhất. Hai đội đua khác được đánh giá có sức hút lớn và thường xuyên nằm trong top đầu là Mercedes và Williams được khoản tiền 30 triệu đôla cho mỗi đội đua. Các đội đua nằm ngoài top 10 sẽ được thưởng 10 triệu đôla cho mỗi đội.

Trước khi số tiền trên được phân chia, Ferrari với danh tiếng, truyền thống và sức hút vượt trội còn nhận được một khoản tiền thưởng cho việc góp mặt tại giải vô địch thế giới. Khoản tiền này vào khoảng 5% doanh thu (2,5% doanh thu bản quyền hình ảnh F1 và 2,5% khoản thu từ các đội đua). Năm 2013, khoản tiền này mà Ferrari nhận được là 90 triệu đôla.

Liệu thi đấu tốt hơn có thu được tiền thưởng hơn? Từ công thức phân chia trên, đội đua thi đấu tốt hơn sẽ có được nhiều tiền thưởng hơn ngoại trừ trường hợp của Ferrari. Ở mùa giải 2014 hiện tại, nhiều khả năng đội đua Italy này chỉ về đích thứ tư, nhưng họ có thể sẽ bỏ túi nhiều tiền thưởng hơn Williams, đội đua đứng thứ ba, hoặc có thể là hơn cả Red Bull, đội đứng thứ hai.

Cần bao nhiêu tiền để vận hành một đội đua F1? Câu trả lời phụ thuộc vào tham vọng của đội đua. Nếu muốn duy trì một đội đua cạnh tranh ở nhóm đầu, liên tục giành chiến thắng thì bạn cần phải có ngân sách ít nhất 320 triệu đôla mỗi năm. Nhưng nếu vận hành một cách khoa học, khôn ngoan và có được một tập thể đoàn kết, xuất sắc cùng những tay đua và loại động cơ phù hợp thì bạn chỉ cần khoảng 160 triệu đôla để thường xuyên có mặt trong nhóm sáu xe xuất phát đầu và thỉnh thoảng cạnh tranh ngôi nhất.

Williams, ở cuộc đua năm nay, cũng như Lotus trong các năm 2012 và 2013, là những ví dụ sinh động cho trường hợp thứ hai. Tuy nhiên, việc không có được nguồn tài chính dồi dào khiến các đội đua rất khó đạt được khả năng cạnh tranh như vậy - Force India là một ví dụ dù cùng sử dụng động cơ Mercedes như Williams. Hoặc nếu đạt được, họ cũng rát khó để duy trì trong thời gian dài. Lotus đã không còn giữ được khả năng cạnh tranh như các mùa giải trước bởi sự khó khăn về tài chính.

Ngoài ra, dù có nhiều tiền nhưng chưa chắc bạn đã thành công nếu đội ngũ kỹ thuật kém còi. Màn trình diễn của McLaren ở hai mùa giải gần đây là một ví dụ điển hình.

Liệu tất cả các tay đua F1 đều là những nhà triệu phú? Tất cả họ sẽ đều là những nhà triệu phú, nếu gắn bó được với F1 trong thời gian dài. Các tay đua xuất sắc đều được trả lương rất cao và có cuộc sống cực kỳ xa hoa.

Lương của Lewis Hamilton tại Mercedes hiện nay là xấp xỉ 31 triệu đôla bảng mỗi năm, chưa kể tiền thưởng. Trong khi đó, Fernando Alonso được cho là có thu nhập có thể lên tới 33,5 triệu đôla một năm từ Ferrari. Thu nhập Sebastian Vettel từ Red Bull cũng không kém là bao so với hai tay đua trên.

Jenson Button được dám chắc là đang lĩnh 20 triệu đôla mỗi năm từ McLaren. Lương của Daniel Ricciardo chưa được tiết lộ, nhưng với phong độ hiện nay anh sẽ sớm gia nhập nhóm các tay đua được trả lương cao nhất.

Cũng như sự phân hoá giàu nghèo giữa các đội đua. Phía sau các tay đua hàng đầu trên là một khoảng cách xa vời vợi. Những tay đua ở nhóm hai như Romain Grosjean, Nico Hulkenberg chỉ có thu nhập vài triệu đôla mỗi năm. Các tay đua non trẻ phía sau có thu nhập kém hơn nữa. Valtteri Bottas được Williams trả khoảng 3,2 triệu đôla mỗi năm, còn Kevin Magnussen giỏi lắm chỉ kiếm được một triệu đôla một năm.

Ngoài ra, như để phản ánh sự khó khăn về kinh tế của các đội đua, còn có một số tay lái cấp tiền cho các đội để được đua F1. Pastor Maldonado giành được quyền lái chiếc xe F1 sau khi tập đoàn dầu khí Venezuela trả 48 triệu đôla mỗi năm cho Lotus, như cách họ từng làm với Williams giai đoạn 2011-2013.

Tay đua người Thuỵ Điển, Marcus Ericsson cũng là trường hợp tương tự Maldonado khi giành được ghế lái cho Caterham năm nay và Sauber năm 2015 nhờ khoản tiền 25 triệu đôla từ các nhà tài trợ của cá nhân. Đội đua Thuỵ Sỹ Sauber gặp khó khăn về tài chính và đang cân nhắc thiệt hơn với chiếc ghế còn lại cho mùa giải tới hòng kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Có vẻ tay đua người Hà Lan, Giedo van der Varde sẽ ngồi vào chiếc ghế này, nhờ nguồn tiền tài trợ lớn.

Trong số 18 tay đua F1 hiện nay, có ít nhất năm tay đua có ghế nhờ việc trả tiền cho đội đua bằng nhiều cách. Nếu Marussia và Caterham vẫn kịp tham dự các chặng còn lại thì con số này có thể lên tới 9 tay đua, dù Jules Bianchi có mặt tại Marussia nhờ là người của Ferrari, đơn vị hỗ trợ động cơ cho đội đua Marussia.

Hơn bao giờ hết, không phải là động cơ, mà tiền bạc mới là nhân tố chính thúc đẩy chiếc xe F1 lăn bánh. Nếu không có tiền, mọi thứ liên quan tới F1 đều sẽ lung lay và sụp đổ.

 

Theo vnexpress.net

Số lượt xem (456)/Bình luận (0)

Tags:
Ngô Quang Hậu

Ngô Quang Hậu

Other posts by Ngô Quang Hậu

Comments are only visible to subscribers.

Video clip thể thao mạo hiểm

Please add some images then setup gallery.