Trong bối cảnh quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ngày càng phát triển tốt đẹp, tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Tuy nhiên, để phù hợp với quy định của Tòa án Công lỷ châu Âu về việc chia sẻ thẩm quyền giữa EU và các quốc gia thành viên, tháng 6 năm 2018, Việt Nam và EƯ đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EƯ (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).
EVFTA được xác định là một Hiệp định thươn 1 mại toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho c’ 1 Việt Nam và EU. Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị đinh 1
thư và một số Biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung 1 cam kết chính là: Thương mại hàng hóa (gồm các quy 1 định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xũat xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vạt (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) 1 phòng về thương mại, thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư bao gồm các nguyên tắc chung về đối xử với nhà đầu tư, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế. 1
Trong khi đó, Hiệp định EVIPA bao gồm các quy định về bảo hộ, tự do hóa đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định EVIPA sẽ thay thế 21 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương hiện hành giữa Việt Nam và các nước thành viên EU....