Không được sử dụng điện thoại di động, Facebook
Trung tá Vũ Văn Điểm, chính trị viên CLB bóng chuyền Thông Tin, cho biết tất cả VĐV dưới 18 tuổi của CLB đều bị cấm sử dụng điện thoại di động và mạng xã hội. Để trò chuyện với gia đình, CLB có máy điện thoại để ở bàn chỉ huy, các em có thể xin phép để gọi về cho người thân và ngược lại. CLB có phòng máy tính kết nối Internet để cho các VĐV vào sử dụng phục vụ việc tìm kiếm tài liệu học văn hóa, học bóng chuyền. Hệ thống máy tính này cũng được chặn toàn bộ việc truy cập vào các trang mạng xã hội như Facebook để các VĐV chuyên tâm vào học tập, rèn luyện.
Là CLB bóng chuyền thuộc Bộ Tổng tham mưu – Binh chủng Thông tin liên lạc, các VĐV ở đây được rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp và kỷ cương của quân đội. Một ngày của các VĐV được bắt đầu lúc 5g30 sáng với bài tập thể dục buổi sáng, tiếp đó làm vệ sinh cá nhân và vệ sinh doanh trại nơi CLB đang đóng quân rồi ăn sáng, ra nhà tập để bắt đầu vào buổi tập đầu tiên trong ngày.
Buổi chiều các VĐV tiếp tục tập luyện tại CLB, ăn chiều lúc 17g rồi đạp xe đến Trường đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội để học văn hóa. Dù VĐV tự đi xe đạp đến trường nhưng CLB luôn cử HLV đi theo để giám sát, hỗ trợ các em khi tham gia giao thông phòng khi gặp sự cố. 21g, sau buổi học các VĐV được HLV đưa về CLB và lên giường ngủ lúc 22g theo quy định.
Ăn nói rất lễ phép, tự chủ trong mọi hoạt động cá nhân và sinh hoạt tập thể là ấn tượng ai cũng cảm nhận được khi gặp gỡ các VĐV ở đây. Mỗi tháng các VĐV chỉ được ra ngoài đơn vị tối đa từ 1- 2 lần, mỗi lần không quá 3 tiếng để cắt tóc, mua đồ dùng cá nhân…, khi ra ngoài phải có giấy đồng ý của chỉ huy.
Trung tá Điểm cho biết: “Tuyến nhỏ nhất ở CLB, có cháu mới 11 tuổi nên khi mới xa gia đình nhiều cháu còn phải dỗ vì khóc nhớ nhà. Ở CLB, chúng tôi không chỉ dạy các em chơi bóng chuyền, học văn hóa mà quan trọng hơn phải dạy các em trở thành những công dân tốt. Từ lời ăn tiếng nói, tác phong đi đứng, ứng xử của các VĐV đều được uốn nắn.
Mỗi chủ nhật được nghỉ tập, các em được bố trí đến nhà bếp nhặt rau, vo gạo, sơ chế món ăn theo hướng dẫn của nhà bếp. Mỗi cô bé đến đây sau này đều phải có gia đình, khi chia tay sự nghiệp VĐV các em cũng phải biết các kỹ năng này để thu vén cuộc sống. Nếu đơn vị không dạy cho các em những điều này thì rất thiệt thòi cho các em, chứ không phải vì nhà bếp cần người giúp việc”.
VĐV được cấp nhà, bố trí công việc khi giải nghệ
Đây là điều hiếm có mà CLB thể thao hay địa phương nào trên cả nước làm được. HLV Thu Ngọc của đội tuyển tuyến hai của CLB cho biết các VĐV, HLV rất yên tâm vì ở CLB gần như VĐV nào khi lập gia đình cũng được CLB cấp nhà, đất. “Khi tôi lấy chồng, CLB cũng cấp cho tôi mảnh đất hơn 30m2 ở Cầu Giấy. Các VĐV như Phạm Thị Yến, Đỗ Thị Minh, Trần Thu Trang, Phạm Kim Huệ… đều được cấp nhà, người chưa có gia đình thì được cho mượn nhà để ở”, HLV Thu Ngọc chia sẻ.

Để tuyển quân, các HLV đi khắp cả nước để tìm ứng viên đủ tiêu chuẩn. Theo quy định tuyển chọn, VĐV đầu vào 11 tuổi phải đạt chiều cao 1,65 – 1,67m; VĐV 15 tuổi phải đạt chiều cao 1,70 – 1,73m trở lên. Các VĐV sẽ được CLB đo xương để xác định chiều cao tối đa khi trưởng thành để có hướng đào tạo. Lương cho VĐV tuyến một cũng rất cao, dao động từ 20 – 30 triệu đồng/tháng. Một HLV cho biết từ ngày có nhà tài trợ Ngân hàng Liên Việt, lương của HLV đã tăng lên gấp ba từ 9 triệu đồng/tháng lên 27 triệu đồng/tháng (cả tiền lương quân hàm và lương nhà tài trợ).
13 tuổi, cao 1,73m, vào đội được hai năm nhưng VĐV Đặng Thu Huyền ở Thường Tín, Hà Nội đã được chuyển lên tuyến 2. Thu Huyền chia sẻ: “Cháu rất thích bóng chuyền, do cháu có chiều cao tốt nên trong một lần đọc báo ông cháu biết CLB Thông Tin có tuyển VĐV năng khiếu nên đã cho cháu về Hà Nội dự tuyển. Cháu thần tượng chị Linh Chi và mơ ước sau này sẽ được đấu cho đội một của CLB”.
Ta có thể so sánh với hình ảnh một cối xay gió khi tiếp nhận một làn gió rất nhẹ. Bài trên nói về Học bóng chuyền đồng nghĩa là học làm người, hy vọng bài viết này hữu ích đến với bạn. Chúc bạn thành công!