Hãy thử một thí nghiệm nhỏ sau đây: thực hiện 5 lần nâng tạ tăng cường bắp chuột bằng tạ dài 9kg, sau đó đổi qua một cặp tạ tay 4,5kg, cuối cùng chuyển qua tạ kettlebell 4,5kg. Có thể nghỉ ngơi đôi chút giữa các set.
Bạn có nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào về cảm giác mà từng loại tạ mang lại không, cho dù bạn nâng cùng một mức tạ cho cả ba loại tạ? Và nếu có thì bạn có biết lý do vì sao không? Bất kỳ lại tạ nào bạn nâng bằng hai tay (tạ dài) cũng dễ kiểm soát hơn loại tạ nâng bằng một tay (tạ tay và tạ kettlebell), và những loại tạ có trọng lượng cân bằng giữa tay cầm (tạ dài và tạ tay) cũng dễ kiểm soát hơn loại tạ không cân bằng (tạ kettlebell).
Với hình thù độc đáo của mình, tạ kettlebell được thiết kế dành cho những vận động bay lượn, đưa cơ thể trải qua một mức độ vận động tự nhiên hơn, từ đó đốt cháy nhiều calo hơn. Về cơ bản, chính sự mất cân bằng của tạ kettlebell đã giúp cho tất cả các bộ phận trên cơ thể vận động cùng một lượt, và những cơ bắp có chức năng tạo cân bằng, đặc biệt là cơ bụng, phải vận động mạnh mẽ hơn để duy trì kiểm soát quả tạ trong suốt bài tập.
Tạ dài, nhờ tính cân bằng của mình, cho phép bạn tăng cường thêm nhiều mức tạ trong các bài tập như đứng chồm hỗm, đẩy tạ trên ngực và đứng kéo tạ, giúp tăng cường thêm lượng cơ nạc, nâng cao sức mạnh và đốt cháy calo. Ngược lại, tạ tay giúp bạn chia nhỏ mức tạ để mỗi bên đều nâng cùng một mức tạ như nhau, và bạn không thể gian lận bằng cách để tay khỏe hơn gánh hết công việc.
Vì thế, làm sao bạn quyết định được nên dùng loại tạ nào trong bài tập của mình? Về cơ bản, mục đích của những bài tập tăng cường kháng lực là đảm bảo bạn có thể nhấc được bao nhiêu kg (tức tăng cường sức mạnh) và có thể kiểm soát được chiếc tạ hay không (tức tăng cường khả năng giữ thăng bằng). Chẳng hạn như, sau khi thuần thục những bài tập đứng chồm hỗm, bạn có thể tăng cường sức mạnh bằng cách đứng chồm hỗm khi đang cầm một chiếc tạ tay hay tạ kettlebell bằng cả hai tay và giữ tạ trước ngực. Sau đó, cầm thêm một chiếc tạ tay hay tạ kettlebell nữa, lần này giơ ra hai bên để tăng gấp đôi trọng lượng và lực kéo, từ đó khiến cơ bụng hoạt động nhiều hơn. Sau đó, chuyển sang dùng tạ dài và tập bằng cách nâng tạ trên vai (ảnh), bài tập này cho phép bạn tăng thêm kháng lực theo mỗi mức tạ mà bạn tăng thêm.
Đối với những bài tập cho phần thân trên, chẳng hạn như đứng kéo tạ hay nằm đẩy tạ, cần nhiều đến sự ổn định, bạn cần tập từ loại tạ ổn định hơn như tạ dài đến tạ ít ổn định như tạ tay và cho đến loại tạ không ổn định là tạ kettlebell, từ đó khả năng kiểm soát của bạn càng ngày sẽ càng được nâng cao.
Đối với những bài tập nâng cao để tăng cường sức mạnh, tốt nhất là tập bài tập vung tạ kettlebell.
Có một điều rất quan trọng cần nắm rõ đó là bạn phải sử dụng một mức tạ phù hợp. Nếu bạn có thể thực hiện bài tập 10 lần mà vẫn có thể thực hiện thêm 3-4 lần nữa mà không làm hỏng tư thế thì cứ làm. Ngoài ra, việc trộn lẫn các loại tạ và các mức tạ cũng như loại bài tập vào nhau cũng rất hữu ích vì những thay đổi đáng kể nhất xảy ra khi bạn liên tục thay đổi cơ thể mình.