3. Nhóm ‘big four’ những năm 2000

-Một điều nổi bật của Premier League vào giữa những năm 2000 là sự nổi lên của nhóm “Big Four”: Arsenal, Chelsea, Liverpool và Manchester United. Trong thập kỉ đó, cá biệt là từ 2002 tới 2009, họ thống trị bốn vị trí đầu, nơi giành suất tham dự UEFA Champions League, họ góp mặt cả trong bốn vị trí này 5 trong 6 mùa giải từ 2003–04 tới 2008–09 inclusive, cùng với đó là việc Arsenal giành chức vô địch mà không thua một trận nào mùa 2003–2004, lần duy nhất diễn ra tại Premier League. Tháng 5, 2008 Kevin Keegan từng phát biểu rằng việc thống trị của “Big Four” đe dọa đến giải đấu, “Giải đấu này có nguy cơ trở thành một trong những giải đấu lớn nhưng nhàm chán nhất thế giới. Giám đốc điều hành Premier League Richard Scudamore lại phản biện lại rằng: “Có rất nhiều sự cạnh tranh khác nhau ở Premier League phụ thuộc vào vị trí đầu bảng, giữa bảng hay cuối bảng xếp hạng điều đó làm nên sự thú vị của giải đấu.
-Từ năm 2009 đánh dấu dự tan rã của top 4 khi Tottenham Hotspur và Manchester City cùng lọt vào top bốn. Trong mùa giải 2009–10, Tottenham kết thúc ở vị trí thứ tư qua đó trở thành đội bóng đầu tiên lọt vào top bốn kể từ sau Everton năm 2005. Tuy nhiên những chỉ trích về khoảng cách giữa một nhóm các “siêu câu lạc bộ” và phần còn lại của Premier League thì vẫn tiếp diễn, do họ chi tiêu nhiều hơn so với các câu lạc bộ khác ở Premier League. Manchester City vô địch mùa 2011–12, trở thành câu lạc bộ đầu tiên ngoài “Big Four” vô địch kể từ mùa 1994–95. Đó cũng là mùa đầu tiên hai trong bốn đội Big Four (Chelsea và Liverpool) kết thúc ngoài top bốn kể từ 1994–95. Những mùa giải sau đó, Manchester United hai lần kết thúc ngoài top bốn (vào mùa 2013–14 và 2015–16) trong khi đó Chelsea chỉ xếp thứ 10 mùa giải 2015–16 còn Liverpool đứng ngoài top bốn cả bốn mùa đó. Chỉ có Arsenal là tiếp tục trong top bốn cả bốn mùa và cũng chưa từng xếp ngoài top bốn kể từ khi Arsene Wenger nắm quyền đội bóng năm 1996.
-
4. Các câu lạc bộ ngoài Anh
- 4.1 Wales

– Năm 2011, một câu lạc bộ của Wales tham dự Premier League lần đầu tiên sau khi Swansea City giành suất lên hạng. Trận đấu đầu tiên của Premier League diễn ra bên ngoài nước Anh là trận đấu sân nhà của Swansea City ở Sân vận động Liberty gặp Wigan Athletic ngày 20 tháng 8, 2011. Mùa 2012–13, Swansea giành quyền tham dự Europa League khi vô địch League Cup. Số câu lạc bộ của Wales tại Premier League được tăng lên hai lần đầu tiên mùa 2013–14, khi Cardiff City giành quyền thăng hạng, nhưng Cardiff City đã xuống hạng ngay mùa đó.
– Vì họ là thành viên của Hiệp hội bóng đá Wales (FAW), vấn đề là những câu lạc bộ như Swansea nên đại diện cho Anh hay Wales ở các giải đấu châu Âu đã đặt ra những cuộc thảo luận kéo dài tại UEFA. Swansea giành một trong ba suất của Anh tham dự Europa Leaguemùa 2013–14 sau khi vô địch League Cup 2012–13. Quyền của các câu lạc bộ Wales thi đấu dưới danh nghĩa đại diện của Anh được tranh cãi cho tới khi Welsh UEFA làm rõ vấn đề tháng 3, 2012.
4.2 Scotland và Ireland
– Việc tham dự Premier League của một vài câu lạc bộ Scotland hay Ireland được đưa ra thảo luận vài lần nhưng không có kết quả. Ý tưởng khả thi nhất là vào năm 1998, khi được Premier League chấp thuận di chuyển tới Dublin, Ireland, nhưng cuối cùng bị chặn lại bởi Hiệp hội bóng đá Cộng hòa Ireland. Thêm vào đó, giới truyền thông thi thoảng lại đưa ra ý tưởng về việc hai đội bóng lớn nhất Scotland, Celtic và Rangers, nên hoặc sẽ gia nhập Premier League, nhưng không có gì ngoài các cuộc thảo luận.
Theo sanchoi.vn