1. Các kỹ năg

– Những kĩ năng cần có trong môn bóng chuyền bãi biển là:Phát bóng (serving), Chuyền bóng (passing), Kiến tạo (setting), Tấn công (attacking), Chắn bóng (Blocking) và Bay người đỡ bóng (Digging).
2. Đặc điểm chạm bóng
Bóng có thể chạm vào bất kì bộ phận nào trên cơ thể (trừ cú giao bóng chỉ được phép thực hiện bằng tay), không được sử dụng hành động bắt bóng hoặc ném bóng. Với một lần chạm bóng, vận động viên chỉ có thể tiếp xúc với bóng một lần.
3. Thành phần tham dự
Mỗi đội chỉ có 2 vận động viên và không hề có dự bị, vì vậy nên sẽ không có định nghĩa về vị trí thi đấu. Cả 2 vận động viên có thể thay đổi vị trí cho nhau, và khái niệm lỗi vị trí cũng không tồn tại.
4. Các liên đoàn quản lí
– Cơ quan quản lí bộ môn bóng chuyền bãi biển ở mức độ cao nhất là FIVB (Liên đoàn bóng chuyền thế giới). Hệ thống giải đấu thế giới chính thức là FIVB World Tour.
– Ở cấp châu lục, bộ môn này được quản lí bởi các liên đoàn sau:
- Châu Á và châu Đại Dương: AVC
- Châu Phi: CAV
- Châu Âu: CEV
- Bắc Mỹ và Caribbean: NORCECA
- Nam Mỹ: CSV
5. Những chấn thương thường gặp
- Một vận động viên với băng kinesiology dán ở phần thân sau và đầu gối, những nơi rất dễ tổn thương khi tham gia thi đấu bóng chuyền bãi biển.
- Chấn thương hay gặp phải ở những vận động viên bóng chuyền bãi biển là đầu gối, cổ chân và ngón tay. Những cơn đau nhất vì vận động đầu gối, gân dưới và vai quá sức cũng rất thường thấy. Nhiều vận động viên đã dùng loại giảm đau băng kinesiology. Loại băng này ngày càng được phổ biến rộng rãi khi các vận động viên bộ môn này luôn mang nó khi thi đấu ở những đấu trường lớn, đặc biệt là Olympic năm 2008 ở Bắc Kinh và 2012 ở Luân Đôn.
Theo sanchoi.com.vn