1. Đấu loại một lần thua

– Nguyên tắc: Đội nào thua một lần rồi thì không được tiếp tục thi đấu nữa. Đội nào thắng đến cuối cùng là vô địch.
Chỉ xác định được đội thứ nhất và thứ nhì.
– Trường hợp áp dụng:
- Số đội tham gia thi đấu rất đông.
- Trình độ các đội chênh lệch nhau nhiều.
- Thời gian tổ chức ngắn, không cho phép kéo dài.
– Các vạch biểu đồ:
Số đội tham gia là số luỹ thừa bậc n của 2 (tức là a (số đội) = 2n,
ví dụ:
a= 4=2^2 hoặc a=8=2^3 hoặc a = 16 thì ta chỉ việc sắp xếp từng đội một và cho thi đấu với nhau, tới khi nào còn một đội cuối cùng là vô địch).
Ví dụ:
• Vòng 1 (đấu loại 2, 4, 6, 8 thua.
• Vòng 2 (bán kết) 3, 7 thua
• Vòng 3 (chung kết) 1 thua
• Vô địch: 5x số5
Số đội tham gia thi đấu không phải là luỹ thừa bậc n của 2.
Tức là a khác 2n (ví dụ: a = 7, 9, 11, 12…) thì phải cho một số đội tham gia thi đấu trước theo công thức:
X = 2(a – 2n)
Trong đó ta phải tìm cho n một số thích hợp để 2n nhỏ hơn a hoặc gần bằng a
Ví dụ: a = 11 thì n = 3 và số đội tham gia thi đấu trước là:
X = 2(2 – 2n) = 2(11 – 23) = 6
– Cách tính tổng số trận đấu:
Y = a – 1 (tổng số đội tham gia thi đấu trừ đi 1)
Ví dụ: a = 8 thì Y = 8 – 1 = 7
a = 12 thì Y = 12 – 1 = 1
a: Số đội tham gia thi đấu.
X: Số đội tham gia thi đấu trước.
Y: Tổng số trận đấu.
2 Đấu loại hai lần thua
– Nguyên tắc thi đấu: Đội nào thi đấu mới thua một lần còn được thi đấu một lần nữa, đội nào đã thua hai lần thì thôi.
– Trường hợp vận dụng:
- Số đội tham gia thi đấu không nhiều lắm.
- Trình độ các đội sàn sàn nhau.
- Thời gian tổ chức có hạn.
– Cách gạch biểu đồ: có hai trường hợp.
+ Số đội tham gia thi đấu là a = 23 (ví dụ: a = 8)
Lưu ý: Sau khi đấu trận cuối cùng nếu như đội 3 (đội chưa thua lần nào) mà thắng đội 7 ở dưới (đã thua một lần) thì coi như đội 3 xếp nhất, đội 7 xếp nhì. Nếu như đội 7 thắng đội 3 (như biểu đồ trên) thì phải đấu thêm một trận nữa để phân nhất nhì (vì cả hai đội mới chỉthua một lần).
– Số đội tham gia thi đấu là a 2n
Ví dụ: a = 11
Như vậy số đội tham gia thi đấu trước là: X = 2(11 – 23) = 6
Cách vạch biểu đồ:
Sau khi thi đấu hết vòng một ở trên, sẽ loại ra một số đội thua một lần, cụ thể là 7 đội (2, 3, 4, 6, 8, 9, 11). Trong những đội này, lại tiếp tục cho thi đấu với nhau, nhưng vẫn phải tìm cho một số đội tham gia thi đấu trước.
Như vậy, trong 7 đội sẽ có đội tham gia thi đấu trước với nhau ở dưới (trong số các đội thua lần một). Còn sau đó cứ đấu hết một vòng ở trên. Đội nào thua lại tiếp tục thi đấu với các đội thua lần 1 ở dưới. Cuối cùng nếu đội 1 (đội chưa thua lần nào) mà thắng đội 7 (đã thua một lần) thì coi như đội 1 xếp thứ nhất, đội 7 xếp thứ nhì. Còn nếu như đội 7 thắng đội 1 như biểu đồ đã vạch thì 2 đội lại phải tiếp tục thi đấu thêm một trận phụ nữa để phân biệt nhất nhì.
Lưu ý: Số đội tham gia thi đấu trước (phải tìm) trong các đội thua một lần đều bằng số đội tham gia thi đấu trước (ở trên) trong tổng số các đội tham gia thi đấu.
– Tính tổng số trận đấu:
Y = 2(a – 1) không kể thêm trận đấu phụ.
Cụ thể: nếu a = 8 thì Y = 2(8 – 1) = 14
a = 11 thì Y = 2(11 – 1) = 10
– Thủ tục tiến hành thi đấu loại trực tiếp:
Sau khi vạch biểu đồ đánh số thứ tự xong, sẽ cho các đội tiến hành bắt thăm và cứ sau một trận đấu lại tiếp tục cho các đội thắng (hoặc thua một lần) bắt thăm lại để đấu những trận của vòng sau. Tên cụ thể các đội và kết quả của thi đấu của từng trận đấu đều phải ghi rõ vào ngay biểu đồ đểtiện theo dõi và xếp loại.
– Phân tích ưu nhược điểm:
Ưu điểm: Có thể tiến hành tổ chức cho những giải bao gồm rất nhiều đội tham gia mà thời gian thi đấu lại ngắn vì tổng số trận đấu thường là ít. Do đó không ảnh hưởng đến sản xuất, công tác. Các đội mạnh thể hiện được mau chóng khả năng của mình.
Nhược điểm: Do thi đấu ít các đội không lần lượt gặp nhau hết, do đó đánh giá kết quả và thành tích của các đội không chính xác, khó xác định vịtrí thứ3, có thể xảy ra sự ngẩu nhiên đối với đội thắng cuộc và thiệt thòi cho một số đội mạnh có thể bị loại ngay kể từ vòng đầu (nếu đấu 1 lần thua) thì bắt thăm rất có thểhai đội mạnh gặp nhau.
Theo sanchoi.com.vn