1. Định nghĩa

- Trong thực tế mức độ tiếp thu kỹ thuật càng hoàn chỉnh bao nhiêu thì càng chủ động phát huy được sáng tạo trong việc vận dụng chiến thuật bấy nhiêu.
- Kỹ thuật động tác trong thi đấu phải hoàn toàn phù hợp với điều lệ.
2. PHÂN LOẠI KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN
- Kỹ thuật thi đấu
- Kỹ thuật tấn công kỹ thuật phòng thủ
- Phát bóng Bước di chuyển bước 1
- Đập bóng Bước chạy (đỡ phát và trong phòng thủ)
- Chuyền bước hai Nhảy
- Động tác giả Bước lướt Chắn bóng
3. PHÂN TÍCH KỸ CHIẾN THUẬT
- kỹ thuật di chuyển
- kỹ thuật tấn công
- kỹ thuật phòng thủ
Chiến thuật
ý nghĩa – Tư thế chuẩn bị đúng, phù hợp và di chuyển kịp thòi là một điều kiện cơ bản để thực hiện động tác kỹ thuật đạt kết quả tốt: không phạm luật và đạt được ý đồ chiến thuật.
Phân loại:
a/ Tư thế chuẩn bị
- Tư thế trung bình (cơ bản)
- Tư thế thấp
b/ Di chuyển: Bước đi, chạy, bước lướt, nhảy.
- Tư thế chuẩn bị cơ bản- hai chân dạng rộng bằng vai, một chân trước, một chân sau cách nhau khoảng nửa bước, khớp gối hơi gấp. Thân người hơi lao về phía trước, hai tay gấp và để ở ngang tầm thắt lưng.
- Sự khác nhau giữa các tư thế chuẩn bị trung bình. thấp là ở mức độ gấp nhiều hay ít của chân ở khớp gối.
- Trong thi đấu, thông thường sử dụng tư thế chuẩn bị trung bình (cơ bản) vì tư thế này thuận lợi nhất cho cầu thủ di chuyển kịp thời để đỡ bóng.
- Di chuyển giúp cho cầu thủ đứng ở tư thế thuận lợi nhất để thực hiện bất kỳ một phương pháp kỹ thuật nào. Trong bóng chuyền, sử dụng các phương pháp di chuyển sau:
- Bước đi: Bước đi thường được sử dụng khi di chuyển về phía trước, sang hai bên và về phía sau. Bước đệm- bước thực hiện khi một chân di chuyển theo một hướng xác định, còn chân kia di chuyển theo, nhưng giữ một khoảng cáhc với chân trước một độ dài bằng vai. Bước đệm thường sử dụng trong phòng thủ chiều ngang của sân hoặc trong chắn bóng.
- Chạy: Sử dụng khi bóng bay ở cự li xa vị trí đứng của cầu thủ. Có thể chạy về phía trước, sang hai bên và về phía sau.
- Bước lướt: Sử dụng khi cần thiết lướt một khoảng cách lớn trong một thời gian ngắn nhất. Thông thường trước bước lướt và chạy.
- Nhảy: Sử dụng trong đập bóng, chắn và chuyền bóng. Động tác nhảy có thể: phối hợp đà, tại chỗ, quay người hoặc không quay người v.v… Dậm nhảy có thể trên một hoặc hai chân. Trong bóng chuyền thông thường sử dụng dậm nhảy trên 2 chân.
Theo sanchoi.com.vn