Thay người là hành động mà một cầu thủ sau khi đã được thư ký ghi lại, vào sân thay thếvịtrí cho một cầu thủ khác phải rời sân (trừ Libero).
Thay người phải được phép của trọng tài (Điều 16.5; 20.3.2)
1. Giới hạn thay người

- Một hiệp mỗi đội được thay tối đa 6 lần người. Cùng một lần có thể thay một hay nhiều cầu thủ.
- Một cầu thủcủa đội hình chính thức có thể được thay ra sân và lại thay vào sân nhưng trong một hiệp chỉ được một lần và phải đúng vịtrí của mình trong đội hình đã đăng ký (Điều 3.1).
- Một cầu thủdựbị được vào sân thay cho một cầu thủ chính thức 1 lần trong 1 hiệp nhưng chỉ được thay ra bằng chính cầu thủchính thức đã thay (Điều 3.1)
2. Thay người ngoại lệ
- Khi một cầu thủ bị chấn thương (trừ vận động viên Libero) không thể tiếp tục thi đấu được thì phải thay người hợp lệ. Trường hợp không thể thay hợp lệ thì đội đó được thay người ngoại lệ ngoài giới hạn thay người của Điều l (Điều 20.3.3).
- Thay người ngoại lệ nghĩa là bất cứ cầu thủ nào không có trên sân lúc xảy ra chấn thương trừ cầu thủ Libero hay cầu thủ thay cho anh ta có thể vào thay cầu thủ bị thương. Cầu thủ bị chấn thương đã thay ra không được phép vào sân thi đấu nữa.
- Trong mọi trường hợp thay người ngoại lệ đều không được tính là thay người thông thường.
3. Thay người bắt buộc

– Một cầu thủ bị phạt đuổi ra sân hoặc bị truất quyền thi đấu (Điều 22.3.2 và 22.3.3) thì phải thay người hợp lệ. Nếu không thực hiện được, thì đội đó bị tuyên bố đội hình không đủ người (Điều 6.4.3; l và 3.l).
4. Thay người không hơp lệ
– Thay người không hợp lệ là vượt quá giới hạn thay người theo Điều 1 (trừ trường hợp Điều 2).
– Trong trường hợp một đội thay người không hợp lệmà cuộc đấu đã tiếp tục (Điều 9.1) thì xử lý như sau:
– Đội bị phạt thua pha bóng đó, (Điều 6.1.3).
- Sửa lại việc thay người.
- Huỷ bỏ những điểm đội đó giành được từ khi phạm lỗi, giữ nguyên điểm của đội đối phương.
Theo sanchoi.com.vn