1. Cuốn cán

Người hùng thứ 3 đó chính là cán cầm của vợt. Cũng tương tự như lưới căng trên mặt vợt, cán vợt là nơi tương tác giữa tay của người chơi để tác động vào quả cầu, cán vợt sẽ tương tác với các ngón tay và bàn tay. Cầu lông là bộ môn mà có rất nhiều pha tinh tế được xử lý bằng các động tác của ngón tay và cổ tay. Do đó, một cán cầm tốt sẽ quyết định đến chất lượng của đường cầu.
Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến các đặc điểm của cán: loại cán, kích thước cán và độ bám dính.
Cán cầm thường được bọc bởi 2 loại khác nhau, một là bọc vải (dạng khăn lông) và một là chất tổng hợp. Chọn cái nào là tùy sở thích của mỗi người. Đối với bọc vải, nó cho cảm giác mềm mại nhưng đồng thời cũng là nơi tích tụ khá nhiều chất bẩn và vi khuân, do đó cần được thay thường xuyên. Chất tổng hợp thì sẽ giảm thiểu nguy cơ tích tụ vi khuẩn hơn tuy nhiên khả năng thấm mồ hôi thì lại không bằng bọc vải.
Kích cỡ của tay cầm phụ thuộc vào độ lớn của tay người chơi. Rõ ràng là một cầu thủ có bàn tay lớn hơn sẽ thích một cán lớn hơn và ngược lại. Có một sai lầm trong suy nghĩ là nếu chọn cán to hơn thì đầu vợt sẽ nhẹ hơn nhưng bạn phải hiểu rằng điểm mấu chốt của cầu lông nằm ở các chuyển động nhẹ nhàng, nhanh nhẹn và tinh tế trong các ngón tay và cổ tay, một chiếc cán nhỏ hơn (nhưng không quá nhỏ) sẽ linh hoạt cao hơn và tăng khả năng cơ động của vợt.
2. Vợt
Thường thì người chơi cầu lông đều cho rằng vợt là quan trọng nhất. Có thể thấy trong những cuộc thảo luận ở các diễn đàn cầu lông, đa số đều tập trung thảo luận về vợt nhiều hơn. Tất nhiên vợt là quan trọng nhưng tầm quan trọng này lại bị đẩy lên quá cao và đó là lý do tại sao tôi lại sắp xếp vị trí quan trọng của vợt nằm ở gần cuối danh sách mà tôi đưa ra.
Vợt người vật trung gian truyền lực từ tay người chơi đến cầu và là cũng là trung gian lực giữa cán và lưới. Vợt cầu lông có thể được phân loại theo một vài đặc điểm: hình dạng, độ cứng, trọng lượng, điểm cân bằng.
Hầu hết vợt cầu lông được làm bằng sợi carbon hoặc than chì (graphite). Một số nhà sản xuất đã thêm vào thành phần vật liệu vợt như titan hay gần đây là nanocarbon. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng chỉ là phụ liệu mà thôi, 99% vợt vẫn là sợi carbon và tỉ lệ các phụ liệu là rất nhỏ
Đầu vợt thường có hai hình dạng chính: Isometric/vuông và Oval. Oval là hình dạng vợt truyền thống, nó là một hình bầu dục, gần như hình dạng của một quả trứng. Về cơ bản, vợt Oval có vùng tiếp xúc cầu tiêu chuẩn nhỏ nhưng lại tập trung hơn (sweet pot). Fan của vợt hình Oval thích việc tập trung lực tác động vào quả cầu của loại vợt này. Hình dạng Isometric hoặc vuông đã trở thành phổ biến hơn vào những năm đầu 1990. Phần đầu Isometric có một nửa trên rộng hơn và vuông hơn. Lợi thế của isometric là vùng sweetspot được mở rộng nhưng vẫn có được lực tập trung tác động vào quả cầu.
Độ cứng của vợt cũng có tác động như sức căng của dây. Vì vậy, chúng ta sẽ quay trở lại trở lại phần đó. Một cây vợt cứng có tác dụng tương tự như là căng cân cao và ngược lại.
Mỗi vợt sẽ có trọng lượng khác nhau. Thông thường trọng lượng của cây vợt nặng trong khoảng 80-95g. các nhà sản xuất khác nhau có hệ thống đánh giá trọng lượng khác nhau, phổ biến nhất trong số đó là hệ thống U của Yonex, U = 95-100g, 2U = 90-94g, 3U = 85-89g, 4U = 80-84g. Trọng lượng của cây vợt sẽ xác định được người chơi có thể xoay chuyể vợt nhanh như thế nào. Với vợt nhẹ hơn, người ta có thể xoay trở nhanh hơn. Nói chung, một cây vợt nhẹ sẽ cơ động hơn là vợt nặng. Tuy nhiên, trước khi tất cả mọi người đi ra ngoài và mua vợt nhẹ nhất, tôi cũng muốn chỉ ra rằng vợt nhẹ hơn bao giờ cũng cho đường cầu đi không ổn định bằng vợt nặng hơn, việc tác động nhiều lực hơn là cần thiết để giữ cho đường đi của cầu bay ổn định, hơn nữa, một cây vợt nặng hơn sẽ chịu được sức căng lớn hơn và nó sẽ hiệu quả hơn trong việc tạo ra sức mạnh và tốc độ cầu đi.
Điều cuối cùng về cây vợt là điểm cân bằng của vợt. Điểm cân bằng đầu vợt phản ánh khối lượng của đầu vợt nặng hay nhẹ. Vợt nặng đầu hơn sẽ ổn định hơn và sẽ cho ra mô men xoắn cao hơn khi vung. Ngược lại, vợt cân bằng sẽ có tính linh hoạt cao hơn.
Như các bạn có thể thấy, chẳng có gì trong các đặc tính trên là ưu điểm hơn các đặc tính khác. Do đó, một số tay vợt thích vợt hơi nặng, một số thích hơi nhẹ, một số thậm chí thích vợt cân bằng. Những gì tôi muốn chỉ ra là tùy thuộc vào trình độ và phong cách của bạn mà quyết định đến chọn cây vợt phù hợp.
3. Quần áo cầu lông

Trang phục cầu lông thì tương đối dễ chọn. Nó phụ thuộc vào style của mỗi người nhưng về cơ bản, màu sắc sáng sủa sẽ hạn chế bức xạ nhiệt gây nóng cho người mặc. Áo sơ mi cần phải được mặc hơi rộng một chút để cho phép cho cánh tay và cơ thể chuyển động thoải mái. Cầu lông là môn ra rất nhiều mồ hôi, chúng tôi thấy một cầu thủ cầu lông đi ra sân sau 1 trận đấu giống như vừa bước ra khỏi vòi tắm hoa sen. Sẽ rất không thoải mái khi có mồ hôi dính vào da, do đó tính năng thấm mồ hôi và tản nhiệt là quan trọng nhất đối với trang bị này.
Có rất nhiều người ưa thích mặc quần áo thấm mồ hôi nhưng từ kinh nghiệm cá nhân của tôi, một áo cotton t-shirt sẽ hoạt động tốt hơn trong hầu hết các tình huống. Nếu ai đã từng trải qua một trận đấu “ướt nhẹp” , hẳn là họ sẽ không ngại ngần khi mua cho mình 1 vài bộ phù hợp để thay đổi.
Theo sanchoi.com.vn