Bạn cần chọn một môn võ để luyện tập. Đó là một bắt buộc về sức khỏe tinh thần và thể xác. Bạn muốn tìm một môn võ cho đứa con hiếu động phá phách của bạn. Em gái bạn bị trầm uất, tự kỷ. Môn võ nào thích hợp cho con trai bạn, cho em gái bạn và cho chính bạn.
Bạn lại muốn một công hai việc: vừa có sức khỏe tinh thần và thể xác lại vừa có chút bản lĩnh để tự vệ.
Mà võ thuật không chỉ đem lại sức khỏe, sự hồi phục tinh thần hoặc thể xác và tự vệ. Khía cạnh thẩm mỹ, sự hội nhập xã hội khả năng thích ứng với môi trường xung quanh… và những lợi ích khác rất thiết thực trong việc luyện tập võ thuật.
Đó là chưa nói đến võ đạo, nghĩa là con đường luyện tập võ thuật để đi đến giác ngộ.
Dưới đây xin gửi đến các bạn một số lời giải đáp tương ứng với một số câu hỏi thường được đặt ra (FAQ) và thích ứng với hoàn cảnh luyện tập tại Việt Nam.
1. Có cần phải thực hiện bằng được xoặc chân để luyện tập võ thuật không?

Đáp: Nếu bạn cứng như khúc gỗ thì Huấn luyện viên sẽ tìm cách cải thiện khả năng xoạc chân thẳng và ngang của bạn. Thực ra không cần phải đạt đến mức xoạc chân chữ nhất để có thể luyện tập một số võ cương hoặc võ nhu như Judo, vật, Muay Thái, Aikido, Thái cực quyền.
2. Có nhất thiết phải khám sức khỏe khi tham gia vào một Câu lạc bộ võ thuật?
Đáp: Vâng. Rất cần là khác. Đối với một số Câu lạc bộ võ thuật, thể hình, Aerobic… đây là một điều kiện ắt có. Tuy nhiên có nhiều Câu lạc bộ lơ là vấn đề này. Lời khuyên của chúng tôi: nên khám loãng xương, huyết áp, hạ đường huyết, to gan, thận ứ nước, tim. Nếu việc huấn luyện đòi hỏi đạt và vượt mức vận động bình thường trong năm.
3. Làm sao để có thể tìm ra một Câu lạc bộ võ thuật gần nhà?
Đáp: Có 3 cách giải quyết:
Dò hỏi bạn bè, những người đang luyện tập.
Các tờ báo, tạp chí võ thuật.
Lên Internet, với công cụ tìm kiếm như Yahoo, Google… và gõ tên môn võ mình muốn tìm hiểu.
4. Có giới hạn tuổi tác cho việc luyện tập võ thuật không?

Đáp: Thưa không. Ngay cả câu nói quen miệng (đến từ các tranh hoạt hình) “từ 7 đến 77 tuổi” cũng đã lỗi thời. Tùy theo chủ thể (là người tập), môn phái, cường độ luyện tập. Chúng tôi từng quen những môn sinh Aikido hoặc Karaté, Taekwondo nhập môn vào tuổi 60 và vẫn tiếp tục ngoài tuổi 70.
5. Có nhất thiết phải có bảo hiểm khi luyện tập võ thuật không?
Đáp: Đúng ra là rất cần. Vấn đề là tổ chức và tìm ra một công ty bảo hiểm nhân thọ, tai nạn cho những người luyện võ.
Theo chỗ chúng tôi hiểu, các công ty bảo hiểm rất sẵn sàng bảo hiểm cho những bộ môn ít gây rủi ro. Ngược lại với những môn như Cascadeur, các môn đối kháng tự do… các công ty bảo hiểm tỏ ra rất dè dặt.
Theo sanchoi.com.vn