1. Đâu là khác biệt giữa võ thuật và võ đạo

Đáp: Đường ranh giới giữa hai danh xưng này rất phiếu diễu. Các bộ môn có chữ “đạo” (Do trong tiếng Nhật, Tao trong tiếng Hoa) đều nói lên ý dùng con đường võ để phát triển con người toàn diện.
Thế nhưng ngày nay, dưới ảnh hưởng của các môn võ đạo Nhật (Budo), hầu như mọi danh môn chánh phái đều khoác thêm chiếc áo tinh thần và tâm linh. Phải xác nhận đây là công lớn của Sáng Tổ môn Judo, ngài Jigoro Kano, người đầu tiên đưa chữ Đạo vào các môn võ (dựa theo trà Đạo, Thiền Đạo, Hoa Đạo).
2. Có thể tập nhiều môn đồng thời không
Đáp: Tất nhiên, với điều kiện có thời gian và thể lực cần thiết. Hoàn cảnh cũng quan trọng: thể trạng yếu thì tập những môn để tăng cường thể lực, hồi phục và phát triển nguyên khí. Và như vậy có thể tập Thái Cực Quyền dưỡng sinh (là tiền đề bắt buộc của Thái Cực Quyền chiến đấu) đồng thời có thể tập Iaido, Nam Bắc phái khí công … tuy nhiên tốt nhất, nên theo một môn phái vì như vậy để định rõ tiến bộ của mình về các mặt nguyên khí, trình độ võ thuật và bản lãnh.
3. Cận thị có phải là một trở ngại bất khả thi cho việc học võ

Đáp: Có sự hạn chế, nhưng không phải là trở ngại tuyệt đối. Bạn có thể sử dụng kính sát tròng thay vì kính cận thông thường. Tuy nhiên, các bác sĩ nhãn khoa khuyên các môn sinh cận thị và có võng mạc dễ bị thương tổn nên tránh tham gia các bộ môn chiến đấu với những cú đấm nặng cân vào mặt như Boxing, MMA, Full Contact, Muay Thái, …
4. Ở tuổi nào có thể bắt đầu học võ
Đáp: Tùy từng môn phái, thông thường người ta có thể bắt đầu vào 5-6 tuổi (cho các trẻ em Tây phương) và 6-7 tuổi cho trẻ em Việt Nam. Phần lớn các môn phái đều có chương trình và phương pháp huấn luyện dành riêng cho thiếu nhi và thiếu niên (Taekwondo, Judo, Aikido, Karatedo, Vovinam Việt võ đạo, …)
Theo sanchoi.com.vn