Kiến thức Vịnh Xuân Quyền – Khẩu quyết Vịnh Xuân P1
Tác giả: Trần Thúy Hằng/10 Tháng Bảy 2017/Categories: Phương pháp tập luyện
1. 葉問口訣 – Diệp Vấn Khẩu Quyết

念頭不正,終生不正
- Niệm đầu bất chính, chung sinh bất chính
- Nhập môn luyện Tiểu Niệm Đầu cho đúng, nếu sai sau này sẽ sai hết
念頭主手(一說守),尋橋主腳(與步)
- Niệm đầu chủ thủ (nhất thuyết thủ), tầm kiều chủ cước (dữ bộ )
- Bài Tiểu Niệm Đầu chủ luyện tay – Thủ pháp (thuyết khác nói là luyện phòng thủ), bài Tầm Kiều chủ luyện chân (đòn đá – Cước pháp) và bộ pháp (luyện bộ hình di chuyển)
標指不出門 (拳法)
- Tiêu chỉ bất xuất môn (quyền pháp )
- Bài Tiêu chỉ truyền dạy môn đồ thân tín trong môn phái
來留去送,甩手直衝
- Lai lưu khứ tống, sủy thủ trực hành
- Đối phương đến thì đón lại đi thì tiễn biệt, không theo tay địch, tay địch rời tay ta và sơ hở Trung Tâm Tuyến thì nên đánh thẳng vào đó liền tức thì.
撳頭扢尾,撳尾扢頭,中間(飄)膀起
- Khấm đầu cột vĩ, khấm vĩ cột đầu, trung gian (phiêu ) bàng khởi
- Đối phương đè phần đầu thì phần dưới nổi lên (cứu ứng), đè phần dưới thì phần đầu nổi lên (cứu ứng), ngay từ đầu ở một bên mà giữ vững Trung Tâm Tuyến
正身子午,側身以膊(為子午)
- Chính thân Tý Ngọ, trắc thân dĩ bác (vi Tý Ngọ)
- Thân thủ phải luôn ở trên Trung Tâm Tuyến là trục Tý Ngọ Tuyến, khi nghiêng thân người cũng phải luôn nhớ lấy Tý Ngọ Tuyến (Trung Tâm Tuyến) làm chuẩn trong phép công thủ
朝面追形,而(追形)不追手,以形補手,以手補形
- Triều diện truy hình, nhi (truy hình) bất truy thủ, dĩ hình bổ thủ, dĩ thủ bổ hình
- Ngay khi đối phương vừa xuất đầu lộ diện, ngay lập tức (theo sát đối phương) không theo tay, do lấy hình tư thức đối phương căn cứ mà biết được tay của đối phương, ngược lại nhờ tay đối phương mà biết được hình đối phương cử động.
力由地起,拳由心發,手不出門(手不離午)
- Lực do địa khởi, quyền do tâm phát, thủ bất xuất môn (thủ bất li ngọ)
- Kình lực xuất phát từ dưới đất (nơi 2 bàn chân và bộ tấn), quyền phát từ nơi tâm ý, khi thủ nhớ không ra ngoài cửa (khi phòng thủ nhớ không xa rời trục Tý Ngọ Tuyến) – ở đây ý nói 2 tay không nên đưa xa rời ra ngoại thân và Trung Tâm Tuyến Chính Thân
避實擊虛 (遇實則卸,見虛即進)
- Tị thực kích hư (ngộ thực tắc tá, kiến hư tức tiến)
- Tránh thực mà đánh cái hư (gặp cái thực thì bỏ tránh đi, gặp cái hư thì tiến tới) – ở đây ý nói đối phương thực (mạnh) thì ta hư (tránh né), đối phương hư (yếu hơn) thì ta thực (đánh thẳng tới)
畏打(終)須打,貪打(終)被打。(不畏打,不貪打)
- Uỷ đả (chung) tu đả, tham đả (chung) bị đả. (bất ủy đả, bất tham đả)
- Sợ đánh nhau cuối cùng cũng phải đánh nhau, thích đánh nhau cuối cùng lại bị đánh (không sợ đánh, không ham đánh) – Ở đây ý nói phải để cho tâm ý tĩnh lặng không lo lắng vào việc đánh hay không đánh đối phương
轉馬手先行。上馬手先行。(轉馬上馬,樁手先行)
- Chuyển mã thủ tiên hành. Thượng mã thủ tiên hành. (chuyển mã thượng mã, trang thủ tiên hành)
- Thay đối bộ vị và phương hướng (di chuyển bộ hình) thì tay cũng phải theo trước tiên. Tiến bộ lên thì tay cũng phải lên theo. (di chuyển mã bộ, tay cũng phải đi theo)
留情不出手,出手不留情。(留情不打,打不留情)
- Lưu tình bất xuất thủ, xuất thủ bất lưu tình. (lưu tình bất đả, đả bất lưu tình)
- Đã còn lưu luyến tình cảm thì đừng ra tay đánh, hễ ra tay đánh thì không được lưu luyến tình cảm. (còn giữ tình cảm thì không đánh, hễ đánh thì không cần giữ tình cảm gì nữa)
不挑不格,消打同時
- Bất thiêu bất cách, tiêu đả đồng thì
- Không biết dẫn dụ đối phương thì chưa phải là biết võ, khi ra tay đánh thì phải đồng thời biết phép biến hóa – Ở đây ý nói trong võ thuật phải biết dẫn dụ đối phương, biết ra tay đánh người thì cũng phải biết phép biến hóa khi đối phương phản ứng lại
-
2. 適用口訣 – Thích Dụng Khẩu Quyết

枕手橋上過,攤手中門內,伏手控外門
- Chẩm thủ kiều thượng quá, than thủ trung môn nội, phục thủ khống ngoại môn
- Chẩm thủ là thế chưởng vỗ xuống tay địch rồi mượn sức địch đánh trả, Than thủ là tay đưa ra chiếm Trung Môn, Phục thủ chiếm ra ngoài (Ngoại Môn) rồi tay kia còn lại đánh trả.
- Có thể hiểu thêm là khi gối tay (Chẩm thủ) thì tay phải luôn nằm trên Kiều Thủ của đối phương, khi tản (gạt) tay đối phương nhớ phòng thủ Trung Tâm Tuyến Nội Thân, khi đè (phục) tay đối phương phải làm chủ được bên ngoài thân – Ở đây ý nói tay của ta phải luôn nằm trên tay đối phương và phải luôn giữ điểm trọng yếu là Trung Tâm Tuyến và bao quát bên ngoài thân (tức là kiểm soát các góc độ xoay chuyển)
膀手不留橋,間手破中出,構手枕伏化
- Bàng thủ bất lưu kiều, gian thủ phá trung xuất, cấu thủ chẩm phục hóa
- Dùng Bàng thủ thì không cần giữ tay đối phương lâu, cần len tay đánh vào khoảng không gian giữa trong thân đối phương, khung tay (khuôn tay quyền) phải luôn trên tay đối phương và ẩn giấu kình lực đi khi biến hóa.
膀手非手,錯膀非錯
- Bàng thủ phi thủ, thác bàng phi thác
- Khi dùng Bàng thủ chống đỡ Kiều thủ đối phương, không thể không rõ cách dùng Bàng thủ.
3. 用力三論 – Dụng Lực Tam Luận
捨力論-捨棄拙力
- Sả lực luận – sả khí chuyết lực
- Về chuyện không dùng sức (lực), phải vứt bỏ hết chuyện dùng sức (lực) vụng về
卸力論-卸去來力
- Tá lực luận – tá khứ lai lực
- Về chuyện cởi bỏ việc dùng sức (lực), phải cởi bỏ việc dùng sức (lực) chống sức (lực) đến từ đối phương
借力論-借用他力
- Tá lực luận – tá dụng tha lực
- Về chuyện mượn sức (lực), phải biết mượn sức (lực) từ bên ngoài (của đối phương) chống đỡ đối phương.
Theo sanchoi.com.vn
Số lượt xem (119)/Bình luận (0)
Tags: