Kiến thức Vịnh Xuân Quyền – Khẩu quyết Vịnh Xuân P2
Tác giả: Trần Thúy Hằng/10 Tháng Bảy 2017/Categories: Phương pháp tập luyện
4. 中門論 – Trung Môn Luận
中門論-人體中門最弱,是攻擊目標,也是重點守護的地方。手由心發,上至頭頂,中為心窩,下達胯襠。老洪拳、羅漢拳、鶴拳(包括空手道),則分四門八方。詠春則重中門內外。
- Trung môn luận – nhân thể trung môn tối nhược, thị công kích mục tiêu, dã thị trọng điểm thủ hộ đích địa phương. Thủ do tâm phát, thượng chí đầu đỉnh, trung vi tâm oa, hạ đạt khóa đang. Lão Hồng quyền – La Hán quyền – Hạc quyền (bao quát không thủ đạo), tắc phân tứ môn bát phương. Vịnh Xuân tắc trọng trung môn nội ngoại.
- Bàn về Trung môn – trung môn là nơi yếu nhất trên cơ thể con người, thường là mục tiêu bị tấn công nhiều, cần phải luôn phòng thủ những nơi trọng yếu. Tay ra đòn do tâm trí phát động, ở trên thì có đỉnh đầu, giữa thì là nơi quả tim, dưới thì là nơi háng đùi và huyệt Trường Cường. Các môn Lão Hồng quyền – La Hán quyền – Hạc quyền (và cả Không Thủ Đạo), lấy nguyên tắc bốn phương tám hướng. Vịnh Xuân lấy nguyên tắc Trung Môn Nội Ngoại trong phép công thủ
直線論-兩點之間,直線最短
- Trực tuyến luận – lưỡng điểm chi gian, trực tuyến tối đoản
- Bàn về Trực tuyến – có 2 điểm phân chia, thì trực tuyến là đường ngắn nhất trong phép công thủ
子午論-用中守中
- Tý Ngọ luận – dụng trung thủ trung
- Bàn về trục Tý Ngọ – áp dụng Trung (Tâm Tuyến) thì phải phòng thủ từ Trung (Tâm Tuyến).
失午論-身手步全論
- Thất ngọ luận – thân thủ bộ toàn luận
- Bàn về trục Thất Ngọ – áp dụng thân thủ toàn bộ.
5. 戰鬥法 – Chiến Đấu Pháp

問路尋橋手先行
- Vấn lộ tầm kiều thủ tiên hành
- Dò đường tìm tay (Kiều thủ) của đối phương phải dùng tay đi trước – nghĩa là khi mới vào trận chưa tấn công được đối phương thì nên tìm cách bắc cầu (tầm kiều) với một vài bộ phận trên cơ thể đối phương bằng cách dụ đối phương chạm tay với ta
手黐手,無訂(地方)走
- Thủ li thủ, vô đính (địa phương) tẩu
- Dùng phép dính tay để bám sát đối phương, không để đối phương chạy thoát
用巧勁,避拙力-即借力
- Dụng xảo kình, tị chuyết lực – tức tá lực
- Dùng Kình khéo léo, tránh dùng Lực vụng về (Chuyết Lực) – tức là mượn (Tá 借) lực đối phương khi thực hiện phép Li Thủ
迫步追形
- Bách bộ truy hình
- Trong vòng 100 bước phải theo sát (truy bức) đối phương – nghĩa là không cho đối phương một giây cơ hội phản công hồi kích hay bỏ chạy thoát khi thực hiện phép Li Thủ.
6. 勁法 – Kình Pháp

捨拙力 – 捨棄不必要之力量
- Sả chuyết lực – sả khí bất tất yếu chi lực lường
- Bỏ hết lực vụng về – bỏ hết không còn gì tức không cần dùng đến lực (sức mạnh) do thể xác – ở đây có nghĩa là không dùng sức mạnh bề ngoài của kẻ bì phu (cơ bắp)
卸來力 – 卸減他人來攻的力量
- Tá lai lực – tá giảm tha nhân lai công đích lực lường
- Mượn lực đến từ bên ngoài – mượn lực của người bên ngoài (đối phương, ngoại nhân) mới chính là biết dùng sức lực
借他力 – 來留去送
- Tá tha lực – lai lưu khứ tống
- Phải mượn sức từ bên ngoài của địch nhân – đến thì đón đi thì tiễn biệt – ở đây nghĩa là không nên dùng sức đánh ngoại nhân mà nên dùng sức đối phương đánh lại đối phương cho nên đến thì đón (nương theo sức đối phương mà kéo) mà đi thì tiễn (mượn sức đối phương hồi về mà trả lại).
施巧勁 – 甩手直衝
- Thi xảo kình – sủy thủ trực hành
- Nên thực hiện kình khéo léo – buông lỏng đôi tay giống như ném thẳng ra khi phát kình (không theo tay địch, không dùng chuyết lực kháng lại sức địch).
Theo sanchoi.com.vn
Số lượt xem (122)/Bình luận (0)
Tags: