Bài viết này cũng mở ra một chủ đề mới: Chủ đề câu cá nước ngọt. Qua đó, VFR sẽ cùng đọc giả tìm hiểu các thông tin: Có bao nhiêu loại cá nước ngọt? Phân bố của chúng theo khu vực địa lý ở Việt Nam; Cấu trúc cư trú của cá nước ngọt; Đi sâu vào từng kỹ thuật câu cá nước ngọt… Mời quí vị đón đọc.
Kỹ thuật Still Fishing
Có thể nói, Still fishing là phương pháp câu đơn giản nhất, phổ biến nhất và cũng hiệu quả nhất. Đúng như tên gọi, still fishing nghĩa là thả mồi câu xuống nước rồi chờ cá tìm thấy mồi. Phương pháp này rất linh hoạt, có thể câu ở bến tàu, trên cầu, trên một chiếc thuyền neo gần bờ hay đứng trên bờ…Tùy vào độ sâu của nước và sự nỗ lực của chính câu thủ mà sử dụng kỹ thuật Still fishing với cá bề mặt, tầng lửng hay đáy. Muốn câu cá nổi thì dùng mồi giả nổi popper hoặc dùng mồi thật với phao. Muốn câu cá ở mực nước sâu hơn thì dùng mồi giả lặn sâu hoặc mồi thật neo thêm chì. Kỹ thuật Still fishing được ứng dụng để câu hầu hết các loại cá, vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, các mùa trong năm. Thiết bị câu phụ thuộc vào loại cá muốn câu nhưng loại thiết bị tốt nhất chính là sự nhẫn nại. Câu thủ cần phải chờ đợi đến khi cá cắn mồi.
Kỹ thuật Casting
Thuật từ casting trong câu cá có hai ý nghĩa:(1) Mô tả cách sử dụng cần câu, máy và dây câu để quăng mồi thật hay mồi giả vào trong nước, (2) là một kỹ thuật câu cụ thể chứ không giống như phương pháp ngồi “đợi cá cắn câu” ở Still fishing hay một số phương pháp khác.
Có hai loại dụng cụ câu ứng với hai kỹ thuật câu casting:
- Bait Casting: là kỹ thuật câu dựa vào trọng lượng mồi giả để ném. Kỹ thuật này rất “hiểm”, nếu người câu nắm vững nguyên tắc sẽ có thể ném mồi đúng chính xác vào đích ném. Trong kiểu câu này, trọng lượng mồi lý tưởng từ 14- 30g nên ném được rất xa. Để ứng dụng kỹ thuật này, cần câu phải có độ đàn hồi tốt, máy câu có khả năng chống trả ngược tốt, sử dụng dây câu 10-15lb và nhiều loại mồi baicasting lure.
- Spin Casting: Không chỉ đơn giản, spin casting còn là một kỹ thuật câu lý tưởng dành cho người mới tham gia. Thiết bị dành để câu spin casting (còn gọi bộ cần máy đứng) dễ sử dụng hơn rất nhiều so với thiết bị câu bait casting (cần máy ngang), có thể dùng được với cả mồi giả nhẹ và nặng mà không lo dây bị rối hay đứt. Độ dài cần, size máy và trọng tải dây, trọng lượng mồi tùy thuộc vào sở thích riêng của mỗi người. Các câu thủ Nhật Bản thường dùng cần câu dài 2.13m; Dây 6lb-10lb; Mồi 1/16 - ¾ oz ( 1,75g – 2g).
Trong môn câu mồi giả, có những lúc con mồi hoạt động rất điệu nghệ, tu phục cá dễ dàng, nhưng cũng có những lúc muốn cá ăn mồi phải “ đặt” được mồi vào các vị trí đặc biệt, ví như ngay bên cạnh một gốc cây chìm trong nước cách bờ chỉ 1m hay dưới một cái cây nhô ra khỏi mặt nước. Muốn làm được điều đó, chỉ có thể ‘casting’. Mồi câu casting thường là mồi giả như Spinner, wobbling spoon, plug ( mồi nối) và spinner bait.
Kỹ thuật Trolling
Nhiều loại mồi lure dùng trong casting cũng sử dụng được trong trolling vì đây là kỹ thuật câu đòi hỏi sự di chuyển hiệu quả. Trolling nghĩa là kéo một con mồi giả, mồi thật hoặc loại mồi có sự kết hợp giữa giả và thật. Câu trolling cần có sự hỗ trợ của thuyền câu có động cơ điện nhỏ để thuyền di chuyển một cách êm ái trên mặt nước, không làm cá sợ. Cũng có thể trolling bằng cách kéo mồi đi bộ dọc theo bờ sông, cầu hay bến tàu. Tốc độ di chuyển của thuyền (hay người câu) quyết định độ lặn sâu của mồi giả, và độ lặn của mồi lại quyết định loại cá muốn bắt. Dùng bộ cần máy spinning (còn gọi là cần máy câu đứng) hay baicaster (bộ cần máy ngang) để câu trolling đều được. Một số nước không cho phép cơ giới hóa môn trolling do vậy cần quan tâm đến các qui tắc của địa phương trước khi tiến hành.
Kỹ thuật Drift Fishing (thả trôi)
Drift fishing là một kỹ thuật câu cho phép người câu câu cá ở nhiều địa hình khác nhau theo sự di chuyển của thuyền theo dòng chảy hay gió. Có thể câu đáy, câu lửng, câu nổi bằng cách đổi sang mồi popper hay dùng phao. Mồi thật làm việc hiệu quả nhất nhưng mồi Jig, mồi lure hay ruồi giả chất lượng cao cũng không kém phần. Kỹ thuật drift fishing có thể sử dụng câu cá ao, hồ, sông…bất kỳ thời gian nào trong ngày, các mùa trong năm.
Kỹ thuật Live Lining
Trong kỹ thuật này, dây câu chính là ‘live’ khi thuyền neo ở những nơi nước chảy như sông hay luồng lạch. Sử dụng ‘ live’ hay mồi câu và giữ cho chúng nằm trên mặt đáy hoặc cách đáy một tí chút. Kỹ thuật Live lining cho phép dây câu trôi dạt theo dòng chảy qua những lỗ hõm và vách đá, nơi mà cá có thể trú ngụ. Thiết bị và mồi câu phụ thuộc vào loại cá mà bạn muốn câu.
Kỹ thuật Chumming
Để thu hút cá hoặc làm cho chúng tiếp tục cắn câu, người câu có thể ném ‘chum’ xuống nước. ‘Chum’ là các loại mồi đào trong đất như trùn, sâu bọ; bắp ngọt đóng hộp; cá con đã chết; thức ăn của vật nuôi thậm chí ngũ cốc dùng để ăn sáng…Cũng có thể dùng mái chèo khuấy đảo mặt đáy để tạo ra ‘chum’ trong tự nhiên. Không nên có quá nhiều ‘chum’, vì nếu muốn cá chú tâm đến việc kiếm mồi, câu thủ sẽ không muốn nhồi nhét quá nhiều loại thức ăn. Ở một số nước, kỹ thuật câu ‘chumming’ là bất hợp pháp, do vậy cần phải tìm hiểu các qui định tại địa phương trước khi áp dụng.
Kỹ thuật Bottom Bouncing
Bottom bouncing được thực hiện từ một chiếc thuyền đang thả trôi trong kiểu câu drift fishing hoặc trolling. Đây là kỹ thuật tuyệt diệu để thu hút cá hoặc xác định vị trí của cá. Dùng mồi giả buck tail jig hay mồi thật và kéo cho mồi rà đáy. Chuyển động của mồi trên mặt đáy sẽ khuấy đảo đáy, tạo nên những đám “mây” cát hoặc bùn nhỏ. Sau một vài “cú” với bottom bouncing, người câu có thể thả neo và áp dụng các kỹ thuật câu khác để hạ gục cá mục tiêu của mình.
Kỹ thuật Jig fishing
Một số loại mồi nhân tạo hoạt động tốt nhất nếu chúng được làm việc xuyên qua cột nước, chuyển động lên – xuống... Đó chính là Jigging. Nâng và hạ đầu cần câu là những gì câu thủ sẽ làm để điều khiển mồi jig.
Jig fishing là kỹ thuật câu rất phổ biến và có nhiều thách thức. Vì lẽ người câu phải hành động để tạo ra action cho con Jig và khả năng điều khiển quyết định phần lớn sự thành công của buổi câu.
Cách câu: Thả Jig chìm xuống đáy, dùng đầu cần câu giật mồi Jig kết hợp quay thu dây để mồi Jig trồi lên cách đáy khoảng 30cm. Rồi lại thả Jig chìm xuống đáy. Tiếp tục hành động như vậy. Điều khiển cho Jig nhảy tung tăng, lên hoặc xuống, sang phải, sang trái hay đi ngang. Mồi Jig có nhiều size, nhiều màu khác nhau. Có thể dùng chỉ mồi Jig hoặc đem cột Jig vào thẻo mồi sống. Lead head là loại mồi Jig phổ biến để câu cá nước ngọt, nhưng đối với một số loài cá biển, mồi Jig phải dài, mỏng làm bằng chì hay kim loại trong hình dạng của cá trích hay các loài cá khác trong tự nhiên.
Kỹ thuật dùng mồi ‘Jig &Worm’
Cột mồi giun, sâu, trùn vào lưỡi câu Jig rồi thả xuống đáy hay kéo lướt qua khu vực mục tiêu. Nếu chọn cách thả mồi xuống đáy, người câu quăng mồi vào khu vực muốn quăng và để cho mồi Jig & worm chìm xuống. Sau đó quay máy thu dây một cách chậm rãi. Giật đầu cần sau mỗi 3 hoặc 4 vòng quay.
Còn muốn kéo mồi, hãy quăng Jig & worm vào khu vực mục tiêu, đồng thời kéo mồi song song với mặt đáy cùng lúc quay máy thu dây. Sử dụng mồi Jig & worm sẽ bắt được cá một cách chậm rãi nhưng chắc chắn.
Kỹ thuật dùng mồi nổi Popper
Không gì thú vị bằng việc thấy được sự đột ngột, vội vàng của con cá khi lao lên bề mặt để tấn công mồi câu. Dùng mồi nổi Popper là câu theo phong cách‘ top water lure’: Quăng mồi vào khu vực mục tiêu rồi để cho mồi hoạt động trong thời gian ngắn. Quay thu dây chậm rãi từng ít một. Lưu ý là hãy điều khiển mồi để chúng thật giống với loài động vật mà chúng được mô phỏng: Nhái giả thì giống nhái, côn trùng giả giống côn trùng thật. Hiệu quả nhất là sử dụng loại mồi bắt chước cá thật khi bị thương. Để tăng cơ hội bắt cá sau mỗi lần cá dính câu, tránh bị sẩy cá, người có kinh nghiệm ít khi đóng lưỡi ngay lập tức, họ có xu hướng để cho cá cướp mồi trước rồi sau đó mới đóng lưỡi cho chắc.
Kỹ thuật câu cá bằng mồi thìa (Spoon)
Mồi thìa là một trong những loại mồi giả rất phổ biến và dễ sử dụng. Một vài loại thìa rất mỏng, nhẹ; loại khác dày và nặng. Sự khác biệt giữa các loại mồi thìa chính là chúng có action khác nhau. Câu thế nào và ở đâu là điều kiện để quyết định việc dùng loại mồi nào.
- Casting spoon: Kỹ thuật cơ bản ở kiểu câu này là quăng mồi thìa ra và quay máy thu dây đưa mồi trở lại điểm bắt đầu. Sự ổn định và kiên trì là điều kiện cần và đủ để câu thành công. Nếu đã gây được sự tò mò cho cá nhưng chúng chưa chịu tấn công thì cố gắng điều chỉnh chút ít ở tốc độ và hướng mồi.
- Trolling spoon: Kiểu câu này sử dụng loại mồi thìa nhẹ hơn và mỏng hơn so với loại dùng trong câu casting do đó nên kéo mồi một cách chậm rãi. Các câu thủ quốc tế thường sử dụng mồi thìa trolling trong kiểu thẻo có kiểm soát độ sâu, dùng để câu các loại cá hồi Trout và Salmon hay Walleye trong khu nước mở. Cũng có thể cột một con mồi Crankbait lặn sâu vào thẻo và kéo chúng với dây dài, rà sát đáy.
- Topwater/Weedless spoon ( mồi thìa nổi, lưỡi có song hồng chống vướng): Loại mồi này rất lý tưởng để câu các loại cá săn mồi như Bass (cùng họ với Chẽm), Muskey và Pike, những loài cá dữ thường trốn trong các lùm vách dày dưới nước. Quăng mồi bên trên chổ cá trú ẩn, bắt đầu quay thu dây và chỉ quay đủ nhanh để giữ mồi trên bề mặt.
- Jigging spoon: Tuyệt vời để câu các loài cá ăn thịt được tìm thấy trong nước sâu. Hãy để thìa rơi tự do. Khi nó chạm đáy, thu dây lại cho đến khi đầu cần câu chỉ cách mặt nước 1 feet (30,5cm). Giật ngắn mồi thìa lên và xuống. Thường thì các cuộc tấn công của cá đối với mồi xảy ra khi mồi đang rơi, do vậy hãy luôn sẵn sàng.
Thông tin trên chỉ là những khái niệm về các kỹ thuật câu phổ biến trên Thế Giới. Các bài viết tiếp theo sẽ mô tả chi tiết từng kỹ thuật, kính mời quí vị đón đọc.
vietnamfishingreview.com